Lý 7 Bài 4: Đo thể tích vật rắn không thấm nước
Mọi vật rắn xung quanh chúng ta đều có thể tích. Làm thế nào để biết chính xác thể tích của các vật rắn? Trong tiết học này chúng ta tìm hiểu cách đo thể tích của một vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước như: cái đinh ốc, hòn đá hoặc ổ khóa… Mời các em cùng nghiên cứu bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đo thể tích vật rắn không thấm nước và chìm trong nước
Muốn đo thể tích của vật rắn không thấm nước và chìm trong nước ta có thể dùng bình chia độ hoặc dùng bình tràn.
a) Dùng bình chia độ:
-
Đo thể tích nước ban đầu =150cm3
-
Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, thể tích dâng lên =200cm3
-
Thể tích hòn đá: V1 − V2 = 200 cm3 − 150 cm3 = 50 cm3
-
Ta gọi (V) thể tích vật rắn: V2 − V1
b) Dùng bình tràn:
- Trường hợp vật không bỏ lọt bình chia độ.
- Đổ nước đầy bình tràn, thả chìm hòn đá vào bình tràn, hứng nước tràn ra vào bình chứa. Đo thể tích nước tràn ra bằng bình chia độ, đó là thể tích hòn đá.
- Kết luận:
-
Thả chìm vật đó vào trong chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích phần chất lỏng dâng lên bằng thể tích của vật.
-
Khi vật rắn không bỏ lọt bình chia độ thì thả vật đó vào trong bình tràn. Thể tích của phần chất lỏng tràn ra bằng thể tích của vật.
1.2. Phương pháp giải
- Khi đo thể tích của vật không thấm nước và chìm được trong nước thì ta cần:
-
Nếu vật nhỏ hơn bình chia độ thì ta nên dùng bình chia độ chứ không nên dùng bình tràn để việc thực hiện đơn giản và chính xác.
-
Nếu vật lớn hơn bình chia độ thì ta phải dùng bình tràn, tất nhiên cũng phải dùng thêm bình chia độ.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Xác định thể tích vật rắn
Người ta dùng một bình chia độ ghi tới cm3 chứa 55cm3 nước để đo thể tích của một hòn đá. Khi thả hòn đá chìm hẳn vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 86cm3. Hỏi các kết quả ghi sau đây, kết quả nào đúng?
A. V = 86cm3
B.V = 55cm3
C. V = 31cm3
D. V = 141cm3
Hướng dẫn giải
Chọn C.
Vì thể tích nước ban đầu trước khi thả hòn đá là (Vbđ = 55 cm3). Thả hòn đá vào bình chia độ, mực nước bình chia độ dâng lên (V = 86cm3).
Vậy thể tích hòn đá là: Vhđ = V - Vbđ = 86 - 55 = 31 (cm3).
2.2. Dạng 2: Xác định bình chia độ có GHĐ và ĐCNN thích hợp để đo thể tích vật rắn
Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ nào sau đây thích hợp nhất?
A. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 10 ml
B. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 2 ml
C. Bình có GHĐ 250 ml, ĐCNN 5 ml
D. Bình có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml
Hướng dẫn giải
Để đo thể tích của hòn sỏi cỡ 15 cm3, bình chia độ có GHĐ 100 ml, ĐCNN 1 ml
⇒ Đáp án D
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Một thùng đụng nước hình trụ với R = 0,3 m , h = 0,8 m. Hỏi cần bao nhiêu lít nước mới đổ đầy thùng này?
Câu 2: Cần bao nhiêu khối vuông 1 dm3 để xếp thành một hình hộp chữ nhật có chiều dài 16 dm, rộng 70cm và cao 0,5 m?
Câu 3: Điền vào chỗ trống:
a) …….. vật vào chất lỏng đựng trong bình chia độ. Thể tích của phần chất lỏng …….. bằng thể tích của vật.
b) Khi vật rắn không bỏ lọt vào bình chia độ thì …….. vật đó vào trong bình tràn,thể tích của phần chất lỏng …….. bằng thể tích của vật.Phần thể tích này có thể đo bằng ……..
Câu 4: Hãy dùng bình chia độ của em và tìm các cách để đo thể tích của một quả bóng bàn ( hoặc một quả cam, chanh…)
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách :
A. Đo thể tích bình tràn
B. Đo thể tích bình chứa
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.
Câu 2: Công thức tính thể tích của vật rắn khi đo bằng bình chia độ:
A. Vrắn = Vlỏng - rắn - Vlỏng
B. Vrắn = Vlỏng + rắn - Vlỏng
C. Vrắn = Vlỏng - rắn + Vlỏng
D. Vrắn = Vlỏng + rắn + Vlỏng
Câu 3: Người ta dùng 1 bình chia độ ghi tới cm3 chứa 20 cm3 nước để đo thể tích của 1 hòn đá. Khi thả hòn đá vào bình, mực nước trong bình dâng lên tới vạch 55cm3. Thể tích của hòn đá là
A. 86 cm3
B. 31 cm3
C. 35 cm3
D. 75 cm3
Câu 4: Khi sử dụng bình tràn và bình chứa để đo thể tích vật rắn không thấm nước thì người ta xác định thể tích của vật bằng cách :
A. Đo thể tích bình tràn
B. Đo thể tích bình chứa
C. Đo thể tích phần nước tràn ra từ bình tràn sang bình chứa
D. Đo thể tích nước còn lại trong bình.
4. Kết luận
Qua bài giảng Đo thể tích vật rắn không thấm nước này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Biết sử dụng các dụng cụ đo (bùnh chia độ, bình tràn) để xác định vật rắn có hình dạng bất kỳ không thấm nước.
-
Nắm vững các cách đo, tuân thủ theo qui tắc đo và trung thực với các kết quả đo được.
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 1: Đo độ dài
- doc Lý 7 Bài 2: Đo độ dài (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 3: Đo thể tích chất lỏng
- doc Lý 6 Bài 5: Khối lượng- Đo khối lượng
- doc Lý 6 Bài 6: Lực- Hai lực cân bằng
- doc Lý 6 Bài 7: Tìm hiểu kết quả tác dụng của lực
- doc Lý 6 Bài 8: Trọng lực- Đơn vị lực
- doc Lý 6 Bài 9: Lực đàn hồi
- doc Lý 6 Bài 10: Lực kế- Phép đo lực. Trọng lượng và khối lượng
- doc Lý 6 Bài 11: Khối lượng riêng- Trọng lượng riêng
- doc Lý 6 Bài 12: Thực hành: Xác định khối lượng riêng của sỏi
- doc Lý 6 Bài 13: Máy cơ đơn giản
- doc Lý 6 Bài 14: Mặt phẳng nghiêng
- doc Lý 6 Bài 15: Đòn bẩy
- doc Lý 6 Bài 16: Ròng rọc
- doc Lý 6 Bài 17: Tổng kết chương I Cơ Học