Sinh 10 Bài 4: Cacbonhidrat và lipit
Qua nội dung bài Cacbonhidrat và lipit giúp học sinh tìm hiểu các kiến thức về cấu tạo, chức năng của Cacbonhidrat và lipit. Nhận thấy khách quan hơn về cấu tạo các phân tử hữu cơ cấu trúc nên các thành phần của cơ thể sống.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cacbohiđrat: (Đường)
a. Cấu tạo chung
- Hợp chất hữu cơ chứa 3 nguyên tố: C, H, O.
- Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân. Đơn phân: glucôzơ, fructôzơ, galactôzơ.
b. Các loại cacbonhidrat
- Đường đơn: (monosaccarit)
- Gồm các loại đường có từ 3-7 nguyên tử C.
- Đường 5C (Ribôzơ, đeôxyribôzơ), đường 6C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ).
- Chú thích: Đường 5C (Ribôzơ, đeôxyribôzơ), đường 6C (Glucôzơ, Fructôzơ, Galactôzơ).
- Đường đôi: (Disaccarit)
- Gồm 2 phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Mantôzơ (đường mạch nha) gồm 2 phân tử Glucôzơ, Saccarôzơ (đường mía) gồm 1 ptử Glucôzơ và 1 ptử Fructôzơ, Lactôzơ (đường sữa) gồm 1 ptử glucôzơ và 1 ptử galactôzơ.
- Đường đa: (Polisaccarit)
- Gồm nhiều phân tử đường đơn liên kết với nhau bằng liên kết glucôzit.
- Glicôgen, tinh bột, xenlulôzơ, kitin...
c. Chức năng của Cacbohiđrat
Là nguồn cung cấp năng lượng cho tế bào.
Tham gia cấu tạo nên tế bào và các bộ phận của cơ thể...
1.2. Lipit (chất béo)
a. Cấu tạo của lipit
- Lipit đơn giản: (mỡ, dầu, sáp): Gồm 1 phân tử glyxêrol và 3 axit béo.
- Phôtpholipit (lipit đơn giản): Gồm 1 phân tử glyxêrol liên kết với 2 axit béo và 1 nhóm phôtphat (alcol phức).
- Stêrôit: Là Colesterol, hoocmôn giới tính estrogen, testosterol.
- Sắc tố và vitamin: Carôtenôit, vitamin A, D, E, K...
b. Chức năng
- Cấu trúc nên hệ thống màng sinh học.
- Nguồn năng lượng dự trữ.
- Tham gia nhiều chức năng sinh học khác.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. khối lượng của phân tử
B. độ tan trong nước
C. số loại đơn phân có trong phân tử
D. số lượng đơn phân có trong phân tử
Hướng dẫn giải:
- Đáp án D.
- Giải thích: Người ta dựa vào đặc điểm số lượng đơn phân có trong phân tử để chia saccarit ra thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa.
Bài 2: Lipit và cacbohiđrat có điểm nào giống và khác nhau về cấu tạo, tính chất, vai trò?
Hướng dẫn giải:
- Cacbonhiđrat:
- Cấu tạo: Cn(H2O)m.
- Tính chất: Tan nhiều trong nước, dễ phân huỷ hơn.
- Vai trò:
- Đường đơn: cung cấp năng lượng, cấu trúc nên đường đa.
- Đường đa : dự trữ năng lượng (tinh bột, glicôgen), tham gia cấu trúc tế bào (xenlulôzơ), kết hợp với prôtêin,…
- Lipit:
- Cấu tạo: Nhiều C và H, rất ít O.
- Tính chất: Kị nước, tan trong dung môi hữu cơ, khó phân huỷ hơn.
- Vai trò: Tham gia cấu trúc màng sinh học, là thành phần của các hoocmôn, vitamin. Ngoài ra lipit còn có vai trò dự trữ năng lượng cho tế bào và nhiều chức năng sinh học khác.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Tại sao phôtpholipit là thành phần cơ bản cấu tạo nên màng cơ sở? Phân biệt dầu, mỡ, sáp?
Câu 2: Nêu các cấu trúc và chức năng của các loại cacbohiđrat?
Câu 3: Nêu các loại lipit và cho biết chức năng của các loại lipit?
Câu 4: Tại sao nói nguyên tố C là cơ sở tạo nên tính đa dạng của sự sống?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo
B. Mantozo
C. Xenlulozo
D. Saccarozo
Câu 2: Cho các ý sau:
(1) Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
(2) Khi bị thủy phân thu được glucozo
(3) Có thành phần nguyên tố gồm: C, H , O
(4) Có công thức tổng quát: (C6H10O6)n
(5) Tan trong nước
Trong các ý trên có mấy ý là đặc điểm chung của polisaccarit?
A. 2.
B. 3
C. 4.
D. 5
Câu 3: Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình hô hấp của tế bào là
A. Xenlulozo
B. Glucozo
C. Saccarozo
D. Fructozo
Câu 4: Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các bệnh sau đây?
A. bệnh tiểu đường
B. bệnh bướu cổ
C.bệnh còi xương
D. bệnh gút
Câu 5: Hợp chất nào sau đây khi bị thủy phân chỉ cho một loại sản phẩm là glucozo?
A. Lactozo
B. Xenlulozo
C. Kitin
D. Saccarozo
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Cacbonhidrat và lipit Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được tên các loại đường đơn, đường đôi và đường đa (đường phức) có trong các cơ thể sinh vật.
- Trình bày được chức năng của từng loại đường trong cơ thể sinh vật.
- Nêu được tên các loại lipit có trong các cơ thể sinh vật và trình bày được chức năng của các loại lipit trong cơ thể.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 10 Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước
- doc Sinh học 10 Bài 5: Prôtêin
- doc Sinh học 10 Bài 6: Axit nuclêic