Toán 8 Chương 4 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn
Với bài học này chúng ta tiếp tục tìm hiểu về Bất phương trình bậc nhất một ẩn, cùng với các ví dụ minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng làm chủ nội dung bài học.
Mục lục nội dung
Toán 8 Chương 4 Bài 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định nghĩa
Bất phương trình dạng ax+b<0 (hoặc ax+b>0, ax+b≤0, ax+b≥0) trong đó a và b là hai số đã cho, a≠0, được gọi là bất phương trình bậc nhất một ẩn.
1.2. Hai quy tắc biến đổi bất phương trình
a) Quy tắc chuyển vế
Khi chuyển một hạng tử của bất phương trình từ vế này sang vế kia ta đổi dấu hạng tử đó.
b) Quy tắc nhân với một số
Khi nhân hai vế của bất phương trình với cùng một số khác 0, ta phải:
- Giữ nguyên chiều bất phương trình nếu số đó dương.
- Đổi chiều bất phương trình nếu số đó âm.
1.3. Áp dụng
Áp dụng hai quy tắc biến đổi trên, ta giải bất phương trình bậc nhất một ẩn như sau:
Dạng: ax+b>0⇔ax>−b
⇔x>−ba nếu a>0 hoặc x<−ba nếu a<0.
Vậy nghiệm của bất phương trình ax+b>0 là:
S1={x|x>−ba,a>0} hoặc S2={x|x<−ba,a<0}
2. Bài tập minh hoạ
2.1. Bài tập 1
Giải các bất phương trình sau:
a) x+12>21;
b) −2x>−3x−5.
Hướng dẫn giải
a) x+12>21⇔x>21−12⇔x>9
Vậy tập nghiệm của bất phương trình x+12>21 là S={x|x>9}
b) −2x>−3x−5⇔−2x+3x>−5⇔x>−5
Vậy tập nghiệm của bất phương trình −2x>−3x−5 là S={x|x>−5}
2.2. Bài tập 2
Giải các bất phương trình sau (dùng quy tắc nhân):
a) 2x<24
b) −3x<27
Hướng dẫn giải
a) 2x<24
⇔2x.12<24.12
⇔x<12
Vậy tập nghiệm của bất phương trình 2x<24 là S={x|x<12}.
b) −3x<27
⇔−3x.−13>27.−13
⇔x>−9
Vậy tập nghiệm của bất phương trình −3x<27 là S={x|x>−9}.
2.3. Bài tập 3
Giải bất phương trình: −0,2x−0,2>0,4x−2
Hướng dẫn giải
−0,2x−0,2>0,4x−2⇔−0,2x−0,4x>−2+0,2⇔−0,6x>−1,8⇔−0,6x:(−0,6)<(−1,8):(−0,6)⇔x<3
Vậy tập nghiệm của bất phương trình là: {x|x<3}
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Áp dụng quy tắc chuyển vế, giải các bất phương trình sau :
a) x–2>4
b) x+5<7
c) x–4<−8
Câu 2: Áp dụng quy tắc nhân, giải các bất phương trình sau:
a) 12x>3
b) −13x<−2
c) 23x>−4
d) −35x>6
Câu 3: Giải thích sự tương đương:
a) 2x<3⇔3x<4,5
b) x−5<12⇔x+5<22
c) −3x<9⇔6x>−18
Câu 4: Giải các bất phương trình và biểu diễn tập nghiệm của chúng trên trục số :
a) 2x−4<0
b) 3x+9>0
c) −x+3<0
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Các số ngyên dương thỏa mãn hai bất phương tình 2x>-9 và 7-3x>0 là:
A. 1;2
B. 3;4
C. 5;6
D. Một đáp số khác
Câu 2: Các số nguyên âm thỏa mãn cả hai bất phương trình 16-2x>0 và 4x-3>0 là:
A. -1;-2
B. -3;-4
C. -5;-6
D. Một đáp số khác
Câu 3: Tập nghiệm của bất phương trình 5x−24>1−2x12 là:
A. S={x|x>717}
B. S={x|x>716}
C. S={x|x>715}
D. S={x|x>712}
Câu 4: Tập nghiệm của bất phương trình 12x+58<3x−112 là:
A. S={x|x<−1726}
B. S={x|x<−1728}
C. S={x|x<−1730}
D. Một đáp số khác
Câu 5: Tập nghiệm của bất phương trình 23x−1<−12 là:
A. S={x|x<−34}
B. S={x|x<1726}
C. S={x|x>3}
D. S={x|x<−43}
4. Kết luận
Qua bài học này, các em nắm được một số nội dung chính như sau:
- Nhận biết được bất phương trình bậc nhất 1 ẩn
- Biết áp dụng từng quy tắc biến đổi bất phương trình để giải các bất phương trình đơn giản
- Biết sử dụng các quy tắc biến đổi bất phương trình để giải thích sự tương đương của BPT
Tham khảo thêm
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 1: Liên hệ giữa thứ tự và phép cộng
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 2: Liên hệ giữa thứ tự và phép nhân
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 3: Bất phương trình một ẩn
- doc Toán 8 Chương 4 Bài 5: Phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối
- doc Toán 8 Ôn tập chương 4: Bất phương trình bậc nhất một ẩn