Công nghệ 9 Bài 4: An toàn lao động trong nấu ăn

Cùng eLib.vn ôn tập các kiến thức về việc bảo đảm an toàn lao động trong nhà bếp để tránh những rủi ro và tai nạn có thể xảy ra trong khi nấu ăn. Đồng thời hướng dẫn các em sử dụng những biện pháp thích hợp để đảm bảo an toàn lao động, sử dụng thành thạo, chính xác những dụng cụ, thiết bị trong nhà bếp thông qua nội dung bài học dưới đây!

Công nghệ 9 Bài 4: An toàn lao động trong nấu ăn

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. An toàn lao động trong nấu ăn

a. Tại sao phải quan tâm đến an toàn lao động trong nấu ăn?

- Công việc nấu ăn được thực hiện trong nhà bếp, đây là nơi rất dễ xảy ra tai nạn vì khối lượng công việc được triển khai mỗi ngày rất nhiều và dồn dập như:

  • Chuẩn bị thức ăn
  • Nấu nướng
  • Bày dọn…

Công việc nấu ăn hàng ngày

- Những công việc làm trong nhà bếp thường phải sử dụng các thiết bị, dụng cụ chuyên dùng dễ gây nguy hiểm.

- Cần phải đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn, để tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm như: đứt tay, bỏng lửa, bỏng nước sôi, cháy nổ bình gas, phụt bếp dầu, điện giật, trượt ngã..

Một số tai nạn khi nấu ăn

b. Những dụng cụ, thiết bị dễ gây ra tai nạn

- Dụng cụ, thiết bị cầm tay: các loại dao nhọn sắc; soong, chảo có tay, cầm bị hỏng, ấm nước sôi..

- Dụng cụ, thiết bị dùng điện: bếp, lò nướng, nồi cơm điện, phích nước, ấm điện, máy đánh trứng, máy xay thịt…

Một số thiết bị nhà bếp dễ gây tai nạn

c. Nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn

  • Dùng dao, các dụng cụ sắc, nhọn để cắt, gọt, xiên…hoặc đặt không đúng vị trí thích hợp.
  • Sử dụng soong, nồi, chảo có tay cầm không siết chặt hoặc đặt ở vị trí không thích hợp.
  • Để thức ăn rơi vài làm trơn trượt;
  • Khi đun nước, đặt vòi ấm ở vị trí không thích hợp;
  • Để vật dụng ở trẻ cao quá tầm với;
  • Sử dụng nồi áp suất thiếu cẩn thận;
  • Sử dụng bếp điện, bếp gas, lò điện, lò gas, nồi điện, ấm điện…không đúng yêu cầu.

1.2. Biện pháp bảo đảm an toàn lao động trong nấu ăn

a. Sử dụng các dụng cụ thiết bị cầm tay

- Cần phải chú ý sử dụng cẩn thận, chu đáo, đúng quy cách.

- Khi sử dụng:

  • Các dụng cụ sắc, nhọn: cẩn thận , để xa tầm tay trẻ em
  • Các dụng cụ, thiết bị có tay cầm: tránh để tay cầm bị hư
  • Các vật dụng dễ cháy: để xa bếp lửa

- Lấy những vật dụng trên cao: cần phải bắc ghế hoặc nhờ người khác lấy hộ, không nên cố với lấy.

- Bê những đồ dùng nấu sôi: dùng găng tay bê để không bị nóng , cẩn thận khi bê

- Rơi vãi thức ăn trơn trượt trên nền nhà: phải quét , lau ngay để khọng bị trượt té

b. Sử dụng các dụng cụ và thiết bị dùng điện

- Khi nấu những thức ăn có vỏ hoặc màng mỏng (trứng, khoai lang, xúc xích, đồ đựng trong hộp), cần phải xăm lỗ, bóc vỏ, mở nắp để tránh hiện tượng phát nổ do thực phẩm bên trong tăng thể tích khi tăng nhiệt độ. 

- Bếp điện: tránh để bếp làm việc quá công suất

- Nồi cơm điện: sau khi nấu xong phải rút phích cắm

- Ấm điện: sau khi sử dụng lau bằng khăn mềm

- Lò nướng điện: Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi sóng; không dùng các đĩa chất dẻo thông thường vì chúng chịu nhiệt không tốt nên dễ bị biến dạng thậm chí tan chảy

- Máy đánh trứng: Tránh tăng tốc đột ngột vì sẽ ảnh hưởng đến độ phồng. Đồng thời khi đã tăng, bạn không được giảm tốc độ.

- ​Máy xay thực phẩm: tránh để điện quá lớn. 

c. Biện pháp phòng ngừa rủi ro vì lửa, gas, dầu, điện

- Không nên để các vật dễ bén lửa gần bếp gas, sau khi dùng xong nên khóa gas cẩn thận

- Khi sử dụng các thiết bị điện không nên rửa bằng nước để tránh làm hỏng thiết bị , sử dụng đúng nguồn điện (điện 220V ,110V tùy theo máy…)

- Sử dụng bếp lò cẩn thận:

  • Bếp dầu: Kiểm tra bấc đun, lượng dầu…
  • Bếp gas: Kiểm tra kĩ bình gas, ống dẫn gas,…
  • Bếp điện: Kiểm tra dây dẫn điện, ổ cắm…

Khóa gas sau khi sử dụng

2. Luyện tập

Câu 1: Vì sao phải thực hiện an toàn lao động trong nấu ăn ? 

Gợi ý làm bài

Công việc nấu ăn được thực hiện trong nhà bếp, đây là nơi rất dễ xảy ra tai nạn vì khối lượng công việc trong nhà bếp được triển khai trong mỗi ngày rất nhiều và dồn dập như: Chuận bị thức ăn, nấu nướng, bày dọn 

Câu 2: Trong nhà bếp thường sử dụng những dụng cụ , thiết bị gì để nấu ăn ? Hãy kể tên một số dụng cụ thiết bị dễ gây ra tai nạn ? 

Gợi ý làm bài

  • Những công việc làm trong bếp thường phải sử dụng thiết bị: Lò nướng, bếp ga, nồi cơm điện, phích nước điện, ấm điện, máy đánh trứng

  • Dụng cụ chuyên dụng dễ gây nguy hiểm: dao sắc nhọn, kéo sắc nhọn,...

  • Cần phải đảm bảo an toàn lao động trong nấu ăn, để tránh xảy ra tai nạn nguy hiểm như: đứt tay, điện giật, bỏng nước sôi, nổ bình ga,...

Câu 3: Hãy nêu những biện pháp phòng tránh tan nạn , rủi ro khi sử dụng bếp nấu ? 

Gợi ý làm bài

  • Bếp điện: tránh để bếp làm việc quá công suất

  • Nồi cơm điện: sau khi nấu xong phải rút phích cắm

  • Ấm điện: sau khi sử dụng lau bằng khăn mềm

  • Lò nướng điện: Dùng các dụng cụ đựng thức ăn chuyên dụng cho lò vi sóng; không dùng các đĩa chất dẻo thông thường vì chúng chịu nhiệt không tốt nên dễ bị biến dạng thậm chí tan chảy

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:

  • Hiểu được những nguyên nhân gây ra tai nạn trong nấu ăn để có biện pháp bảo đảm an toàn lao động.
  • Biết cách sử dụng cẩn thận, chính xác các dụng cụ, thiết bị trong nhà bếp.
Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM