Công nghệ 10 Bài 39: Ôn tập chương II
Nội dung bài học ôn tập chương giúp ta củng cố lại nội dung chính của chương II: Chăn nuôi thủy sản đại cương, nhằm rèn luyện và vận dụng kiến thức để giải một số bài tập liên quan.....từ đó, có thể ôn tập tốt cho bài kiểm tra sắp tới. Để chuẩn bị tốt cho phần này, mời các em cùng nhau tìm hiểu nội dung của Bài 39: Ôn tập chương II.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Hệ thống kiến thức
1.2. Câu hỏi ôn tập
Câu 1: Thế nào là sự sinh trưởng, phát dục của vật nuôi? Những yếu tố nào ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát dục? Ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy luật sinh trưởng và phát dục của vật nuôi.
- Trả lời:
- Sự sinh trưởng của vật nuôi tăng lên về khối lượng kích thước.
- Sự phát dục của vật nuôi: phân hóa các cơ quan và hoàn thiện chức năng sinh lí.
- Yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng phát dục: thức ăn, chăm sóc quản lí và môi trường sống của vật nuôi.
- Ý nghĩa của việc nghiên cứu các quy luật sinh trưởng phát triển của vật nuôi: Để có biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, quản lí, sử dụng vật nuôi mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất.
Câu 2: Người ta căn cứ vào những chỉ tiêu nào để chọn giống vật nuôi? Trình bày các phương pháp chọn giống.
- Trả lời:
- Chỉ tiêu chọn giống vật nuôi: ngoại hình thể chất, sinh trưởng phát dục và sức sản xuất.
- Các phương pháp chọn lọc giống vật nuôi: chọn lọc hàng loạt và chọn lọc cá thể, chọn lọc cá thể phải gồm 3 bước là:
- Chọn lọc tổ tiên.
- Chọn lọc bản thân.
- Chọn lọc đời sau.
Câu 3: Phân biệt hai phương pháp nhân giống thuần chủng và lai giống. Nêu sự khác nhau cơ bản giữa lai kinh tế và lai gây thành.
- Trả lời:
+ Phân biệt
- Nhân giống thuần chủng: Ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể cùng giống.
- Tạp giao: ghép đôi giao phối giữa 2 cá thể khác giống.
- Lai kinh tế lai giữa các cá thể khác giống với nhau sử dụng ưu thế lai F1 để nuôi lấy sản phẩm.
- Lai gây thành là lai 2 hay nhiều giống chọn lọc các đời lai tốt để nhân lên tạo thành giống mới.
2. Bài tập minh họa
Bài 1: Mục tiêu của chọn lọc tổ tiên là:
A. Đánh giá ngoại hình, thể chất con vật.
B. Đánh giá nguồn gốc của con vật.
C. Đáp án A hoặc đáp án B
D. Đáp án A và đáp án B
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: B. Đánh giá nguồn gốc của con vật.
- Giải thích: Chọn lọc tổ tiên là: dựa vào phả hệ xem xét các đời tổ tiên của con vật tốt hay xấu và dự đoán các phẩm chất sẽ có ở đời con. Cá thể nào có tổ tiên tốt về nhiều mặt là cá thể triển vọng
Bài 2: Đặc điểm ngoại hình của Dê bách thảo là:
A. Lông màu đen hoặc đỏ sẫm, có thể có đốm trắng ở bụng
B. Lông chủ yếu màu đen, vàng nâu và cánh gián
C. Đa số có sắc lông trắng (80%) hoặc nâu đen (20%).
D. Có màu lông đen loang sọc trắng, tai co cụp xuống.
Hướng dẫn giải:
- Đáp án: D. Có màu lông đen loang sọc trắng, tai co cụp xuống.
- Giải thích: Đặc điểm ngoại hình của Dê bách thảo là: Có màu lông đen loang sọc trắng, tai co cụp xuống.
Bài 3: Muốn vật nuôi sinh trưởng tốt và tạo ra nhiều sản phẩm, cần đáp ứng những nhu cầu gì về dinh dưỡng? Em hiểu như thế nào về mối liên quan giữa nhu cầu dinh dưỡng - tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của vật nuôi.
Hướng dẫn giải:
- Những nhu cầu về dinh dưỡng của vật nuôi là: nhu cầu duy trì và nhu cầu sản xuất.
- Mối liên quan:
+ Nhu cầu dinh dưỡng là lượng chất dinh dưỡng cần thiết phải cung cấp cho vật nuôi để nó tồn tại sinh trưởng phát triển và sản xuất ra các loại sản phẩm.
+ Tiêu chuẩn là bảng đề xuất mức ăn cần cung cấp cho vật nuôi trong 1 ngày đêm để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của nó.
+ Khẩu phần ăn của vật nuôi là bảng cụ thể hóa tiêu chuẩn ăn bằng các loại thức ăn với khối lượng xác đinh và theo tỉ lê hợp lí nhất.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Kể tên các loại thức ăn thường dùng trong chăn nuôi. Để phát triển chăn nuôi, cần phải áp dụng các biện pháp gì trong khâu sản xuất thức ăn cho vật nuôi?
Câu 2: Kể tên các loại thức ăn của cá. Làm thế nào để tăng nguồn thức ăn của cá?
Câu 3: Cơ sở khoa học của việc ứng dụng công nghệ sinh học để chế biến và sản xuất thức ăn chăn nuôi. Cho ví dụ cụ thể về những ứng dụng này.
Câu 4: Hãy nêu những yêu cầu kĩ thuật của ao nuôi cá. Mục đích của các công việc trong quy trình chuẩn bị ao nuôi cá.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Các giai đoạn phát triển của gia súc gồm có:
A. Thời kì bào thai
B. Thời kì ấu trùng.
C. Thời kì thai.
D. Thời kì sơ sinh.
Câu 2: Các giai đoạn phát triển của cá gồm có:
A. Thời kì bào thai.
B. Cá siêu thuần chủng.
C. Cá giống.
D. Thời kì bú sữa.
Câu 3: Có tổng cộng mấy quy luật sinh trưởng và phát dục:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 4: Chọn phát biểu không đúng về thể chất của vật nuôi:
A. Thể chất được đánh giá dựa vào tốc độ tăng khối lượng cơ thể
B. Thể chất là chất lượng bên trong cơ thể vật nuôi
C. Thể chất có liên quan đến sức sản xuất và khả năng thích nghi với điều kiện môi trường sống của vật nuôi
D. Thể chất được hình thành bở tính di truyền và điều kiện phát triển cá thể của vật nuôi
Câu 5: Đặc điểm của chọn lọc hàng loạt là:
A. Nhanh gọn.
B. Tốn kém.
C. Khó thực hiện.
D. Sử dụng để chọn gia cầm đực sinh sản.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Ôn tập chương II Công nghệ 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Qua bài giảng Ôn tập chương II này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
- Hệ thống kiến thức của phần Chăn nuôi thủy sản đại cương.
- Trả lời các câu hỏi phần ôn tập.
- Làm tốt các bài tập trong phần vận dụng.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
- doc Công nghệ 10 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
- doc Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
- doc Công nghệ 10 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh