Công nghệ 8 Bài 39: Đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang và đèn compact huỳnh quang là loại đèn thông dụng nhất hiện nay. Tuỳ theo hình dáng, kích thước màu sắc ánh sáng, công suất mà đèn được dùng để chiếu sáng trong gia đình, trên đường phố, trong các xưởng nhà máy …? Vì sao chúng có tính năng như thế. Để trả lời được các câu hỏi này chúng ta cùng nghiên cứu trong Bài 39: Đèn huỳnh quang.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đèn ống huỳnh quang
a. Cấu tạo
Đèn ống huỳnh quang có 2 bộ phận chính: Ống thủy tinh và 2 điện cực
- Ống thủy tinh:
- Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột trong ống phát ra ánh sáng.
- Ống thủy tinh có các loại chiều dài: 0,6m; 1,2m; 1,5m... Mặt trong có phủ lớp bột huỳnh quang.
- Người ta rút hết không khí trong ống và bơm vào ống một ít hơi thuỷ ngân và khí trơ (acgon, kripton).
- Điện cực:
- Điện cực làm bằng dây vonfram có dạng lò xo xoắn, được tráng 1 lớp bari-oxit để phát ra điện tử.
- Có 2 điện cực ở 2 đầu ống, mỗi điện cực có 2 đầu tiếp điện đưa ra ngoài gọi là chân đèn để nối với nguồn điện.
b. Nguyên lí làm việc
Khi dòng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực của đèn tạo ra tia tử ngoại, tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang phủ bên trong ống phát ra ánh sáng.
c. Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang
- Hiện tượng nhấp nháy: Đèn phát ra ánh sáng không liên tục, có hiệu ứng nhấp nháy gây mỏi mắt.
- Hiệu suất phát quang lớn, gấp khoảng 5 lần so với đèn sợi đốt.
- Tuổi thọ khoảng 8000 giờ, lớn hơn đèn sợi đốt nhiều lần.
- Cần mồi phóng điện bằng chấn lưu điện cảm và tắc te hoặc chấn lưu điện tử.
d. Các số liệu kĩ thuật
- Điện áp định mức: 220V
- Công suất định mức: 25W, 40W…
e. Sử dụng
- Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để làm gì? Làm thế nào để giữ cho đèn phát sáng tốt?
- Đèn huỳnh quang thường được sử dụng để chiếu sáng trong nhà. Để giữ cho đèn phát sáng tốt ta phải lau chùi bộ đèn thường xuyên
1.2. Đèn compact huỳnh quang
1. Bóng đèn, 2. Đuôi đèn
- Nguyên lí làm việc của đèn compac huỳnh quang giống đèn ống huỳnh quang.
- Cấu tạo của đèn compac huỳnh quang gồm: bóng đèn và đuôi đèn, chấn lưu thường đặt trong đuôi đèn, kích thước gọn nhẹ, dễ sử dụng.
- Hiệu suất phát quang gấp bốn lần đèn sợi đốt.
1.3. So sánh đèn sợi đốt và đèn huỳnh quang
2. Luyện tập
Câu 1: Lớp bột huỳnh quang có tác dụng gì?
Gợi ý trả lời
- làm đèn sáng hơn do bột huỳnh quang có thể tự sáng nhờ năng lượng
- biến tia cực tím của hồ quang điện thành ánh sáng trắng
Câu 2: Kể tên các đặc điểm của đèn huỳnh quang?
Gợi ý trả lời
Đó là đặc điểm về hiện tượng nhấp nháy, hiệu suất phát quang, tuổi thọ, mồi phóng điện.
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Hiểu cấu tạo, nguyên lý làm việc của đèn ống huỳnh quang.
- Hiểu đặc điểm của đèn huỳnh quang, nắm ưu nhược điểm của đèn ống huỳnh quang.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 8 Bài 36: Vật liệu kỹ thuật điện
- doc Công nghệ 8 Bài 37: Phân loại và số liệu kỹ thuật của đồ dùng điện
- doc Công nghệ 8 Bài 38: Đồ dùng loại điện quang. Đèn sợi đốt
- doc Công nghệ 8 Bài 40: Thực hành: Đèn ống huỳnh quang
- doc Công nghệ 8 Bài 41: Đồ dùng loại điện- nhiệt. Bàn là điện
- doc Công nghệ 8 Bài 42: Bếp điện, nồi cơm điện
- doc Công nghệ 8 Bài 43: Thực hành: Bàn là điện, bếp điện, nồi cơm điện
- doc Công nghệ 8 Bài 44: Đồ dùng loại điện cơ quạt điện, máy bơm nước
- doc Công nghệ 8 Bài 45: Thực hành: Quạt điện
- doc Công nghệ 8 Bài 46: Máy biến áp một pha
- doc Công nghệ 8 Bài 47: Thực hành máy biến áp
- doc Công nghệ 8 Bài 48: Sử dụng hợp lí điện năng
- doc Công nghệ 8 Bài 49: Thực hành: Tính toán tiêu thụ điện năng trong gia đình