Hoá học 8 Bài 38: Bài luyện tập 7

Các em đã biết về thành phần và tính chất của nước. Định nghĩa công thức, phân loại, cách gọi tên axit, bazơ và muối. Tiết học này các em sẽ làm một số bài tập liên quan phần kiến thức này.

Hoá học 8 Bài 38: Bài luyện tập 7

1. Tóm tắt lý thuyết

a. Thành phần hóa học định tính của nước gồm hiđro và oxi; Tỉ lệ về khối lượng:  H - 1 phần, O - 8 phần

b. Nước tác dụng với một số kim loại ở nhiệt độ thường (như Na, K, Ca...) tạo thành bazơ  tan và hiđro; Tác dụng với một số oxit bazơ tạo ra bazơ tan như NaOH, KOH, Ca(OH)2; Tác dụng với một số oxit axit tạo ra axit như H2SO3, H2SO4.

c. Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử Hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử Hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Công thức hóa học của axit gồm một hay nhiều nguyên tử H và gốc axit

d. Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm Hiđro (-OH)

Công thức hóa học của bazơ gồm một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm -OH

Tên bazơ: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hiđroxit

e. Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

Công thức hóa học của muối gồm hai phần: kim loại và gốc axit

Tên muối: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + tên gốc axit

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Điền từ còn thiếu vào ô trống

Điền các thông tin còn thiếu vào ô trống:

Hướng dẫn giải

K2O → Bazo tương ứng: KOH

CaO → Bazo tương ứng: Ca(OH)2

Al2O3 → Bazo tương ứng: Al(OH)3

BaO → Bazo tương ứng: Ba(OH)2

N2O5 → Axit tương ứng: HNO3

SO2 → Axit tương ứng: H2SO3

SO→ Axit tương ứng: H2SO4

P2O5 → Axit tương ứng: H3PO4

2.2. Dạng 2: Gọi tên các axit, bazo, muối

Gọi tên các axit và bazơ sau đây:

a) Axit: HCl, H2SO3, H2SO4, H2CO3, H3PO4, H2S, HBr, HNO3

b) Bazơ: NaOH, LiOH, Fe(OH)3 , Ba(OH)2, Cu(OH)2, Al(OH)3  

Hướng dẫn giải

a) 

HCl có tên gọi là axit clohidric

H2SO3 có tên gọi là axit sunfurơ

H2SO4 có tên gọi là axit sunfuric

H2CO3 có tên gọi là axit cacbonic

H3PO4 có tên gọi là axit photphoric

H2S có tên gọi là axit sunfuhiđric

HBr có tên gọi là axit bromhidric

HNOcó tên gọi là axit  nitric

b) 

NaOH có tên gọi là Natrihiđroxit

LiOH có tên gọi là Litihiđroxit

Fe(OH)có tên gọi là Sắt(III) hiđroxit

Ba(OH)2 có tên gọi là Barihiđroxit

Cu(OH)2 có tên gọi là Đồng (II) hiđroxit

Al(OH)3 có tên gọi là Nhôm hiđrôxit

2.3. Dạng 3: Phân loại hợp chất vô cơ

Hãy điền vào bảng sau các công thức hoá học, tên gọi và phân loại các hợp chất vô cơ cho phù hợp?

Hướng dẫn giải

Axit clohiđric → HCl → Axit không có nguyên tử oxi

Natri sunfat → Na2SO4 → Muối trung hòa

Axit nitric → HNO3 → Axit có nguyên tử oxi

Natri hidroxit → NaOH → Bazơ tan

Lưu huỳnh trioxit → SO3 → Oxit axit

Kali hidrocacbonat → KHCO3 → Muối axit

Canxi oxit → CaO → Oxit bazơ

Sắt (II) hidroxit → Fe(OH)2 → Bazơ không tan

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Khử 1,5 g sắt (III) oxit bằng khí H2. Thể tích khí hidro (đktc ) cần dùng là?

Câu 2: Cho kim loại A, hóa trị II tác dụng với nước ở nhiệt độ thường. Biết rằng sau phản ứng thu được 3,36 l khí thoát ra ở đktc và khối lượng của bazo thu được là 11,1 gam. Tìm A?

Câu 3: Tên gọi của Ba(OH)2 là?

Câu 4: Công thức hóa học của muối ăn là gì?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Dung dịch làm phenolphtalein đổi màu

A. Muối

B. Axit

C. Bazơ

D. Nước

Câu 2: Tên muối KMnO4 là:

A. Kali clorat

B. Kali pemanganat

C. Kali sunfat

D. Kali manganoxit

Câu 3: Cho CaO + H2SO4 → CaSO4 + H2O. Biết mCaO = 0,56g. Tính mCaSO4

A. 13,6 g

B. 0,136 g

C. 1,36 g

D. 2,45 g

Câu 4: Kim loại không tác dụng với nước ở nhiệt độ thường

A. Na

B. Ca

C. Ba

D. Fe

Câu 5: Cho NaOH, CuSO4, KOH, BaSO4, NaHCO3, Fe(OH)2. Chất nào có kim loại hóa trị I

A. NaOH, Fe(OH)2

B. NaHCO3, KOH

C. CuSO4, KOH

D. BaSO4, NaHCO3

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Thành phần hoá học và tính chất hoá học của nước;
  • Định nghĩa, công thức, tên gọi và phân loại các axit, bazơ, muối và oxit
Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM