Địa lí 9 Bài 37: TH: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
Nhằm giúp các bạn học sinh rèn luyện kỹ năng đọc bản đồ, phân tích và đánh giá thông qua bài Thực hành Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long Địa lý 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 37 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng xử lý số liệu.
- Rèn kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ cột để so sánh sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.
1.2. Dụng cụ
- Bản đồ kinh tế vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
- SGK, thước kẻ, máy tính.
2. Nội dung tiến hành
2.1. Hoạt động 1: Vẽ biểu đồ
Dựa vào bảng 37.1 :
Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi ờ Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước (cả nước = 100%).
Bảng 37.1. Tình hình sản xuất thuỷ sản ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng và cả nước, năm 2002 (nghìn tấn)
Vùng Sản lượng |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Đồng bằng sông Hồng |
Cả nước |
Cá biển khai thác |
493,8 |
54,8 |
1189,6 |
Cá nuôi |
283,9 |
110,9 |
486,4 |
Tôm nuôi |
142,9 |
7,3 |
186,2 |
Gợi ý làm bài
- Xử lí số liệu
Tỉ trọng sản lượng cá biển khai thác, cá nuôi, tôm nuôi của đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng so với cả nước năm 2002 (%).
Sản lượng | Đồng bằng sông Cửu Long | Đồng bằng sông Hồng | Cả nước |
---|---|---|---|
Cá biển khai thác | 41,5 | 4,6 | 100 |
Cá nuôi | 58,4 | 22,8 | 100 |
Tôm nuôi | 76,7 | 3,9 | 100 |
- Vẽ biểu đồ
2.2. Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ
Căn cứ vào biểu đồ và các bài 35,36 hãy cho biết:
a) Đồng bằng sông Cửu Long có những thế mạnh gì để phát triển ngành thủy sản? (về điều kiện tự nhiên, nguồn lao động, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ...)
b) Tại sao đồng bằng sông Cửu Long có thế mạnh đặc biệt trong nghề nuôi tôm xuất khẩu?
c) Những khó khăn hiện nay trong ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long. Nêu biện pháp khắc phục?
Gợi ý làm bài
a) Thế mạnh để phát triển thủy sản:
- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước trên cạn và trên biển lớn;nguồn cá tôm dồi dào: nước ngọt, nước mặn, nước lợ, các bãi tôm , cá trên biển rộng lớn.
- Nguồn lao động dồi dào, có kinh nghiệm đánh bắt và nuôi trồng thủy sản. Người dân Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng linh hoạt với nến kinh tế thị trường , năng động , nhạy cảm với cái mới trong sản xuất và kinh doanh.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến thủy sản; sản phẩm chủ yếu để xuất khẩu.
- Thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long có thị trường tiêu thụ rộng lớn: các nước trong khu vực, EU, Nhật Bản, BẮc Mĩ.
b) Bởi vì:
- Điều kiện tự nhiên: diện tích vùng nước rộng lớn (vùng ven biển: nuôi tôm sú, tôm thẻ; trong mương vườn: tôm càng xanh), đặc biệt trên bán đảo Cà Mau.
- Nguồn lao động dồi dào, thích ứng linh hoạt với nền kinh tế thị trường, do nuôi tôm đem lại nguồn thu nhập lớn, nếu trúng mùa, trúng giá, người dân rất sẵn sàng đầu tư lớn, chấp nhận rủi ro, sẵn sàng tiếp thu kĩ thuật và công nghệ mới để phát triển nghề nuôi tôm xuất khẩu.
- Đồng bằng sông Cửu Long có nhiều cơ sở chế biến tôm để xuất khẩu.
- Thị trường tiêu thụ : thị trường xuất khẩu tôm (EU, Nhật Bản, Bắc Mĩ) là nhân tố quan trọng kích thích nghề nuôi thủy sản xuất khẩu.
c)
- Những khó khăn hiện nay trong phát triển ngành thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long: vấn đề đầu tư cho đánh bắt xa bờ, hệ thống công nghiệp chế biến chất lượng cao, chủ động nguồn giống an toàn và năng suất, chất lượng cao, chủ động thị trường, chủ động tránh né các rào cản của các nước nhập khẩu thủy sản của Việt Nam.
- Biện pháp khắc phục: tăng cường nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để người dân đầu tư nâng cấp và đóng mới tàu thuyền đánh bắt xa bờ, khuyến khích các cơ sở công nghiệp thay đổi dây chuyền, công nghệ sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm và bảo vệ môi trường, xây dựng hệ thống các trung tâm, trạm, trại nghiên cứu, lai tạo giống chất lượng cao, quảng bá sản phẩm trên mạng Internet, tìm kiếm thị trường tiêu thụ
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần nắm:
- Điều kiện, tình hình sản xuất thủy sản ở Đồng bằng sông Cửu Long.
- Kĩ năng xử lý số liệu.
- Kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ cột để so sánh sản lượng thủy sản của Đồng bằng sông Cửu Long và Đồng bằng sông Hồng so với cả nước.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tt)
- doc Địa lí 9 Bài 19: TH: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển CN
- doc Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng
- doc Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ, phân tích biểu đồ MQH giữa dân số, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người
- doc Địa lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên
- doc Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 30: TH: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- doc Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- doc Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
- doc Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tt)
- doc Địa lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí