Sinh học 6 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Để giúp các em có thể tìm hiểu các điều kiện cần cho sự nảy mầm của hạt (nước, nhiệt độ,...) như thế nào. Dựa trên cơ sở đó giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống. Mời các bạn tham khảo nội dung bài giảng Sinh học 6 Bài 35.

Sinh học 6 Bài 35: Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thí nghiệm về những điều kiện cần cho hạt nảy mầm

Video làm sao để hạt nảy mầm

- Hạt nảy mầm cần có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp, ngoài ra hati phải có chất lượng tốt không bị sứt sẹo, sâu mọt, không bị mốc hoặc bị sâu bệnh.

- Những điều kiện cần cho hạt nảy mầm:

  • Điều kiện bên trong: Chất lượng hạt giống

  • Điều kiện bên ngoài: Đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp.

1.2. Những hiểu biết về điều kiện nảy mầm của hạt được vận dụng như thế nào trong sản xuất

Khi gieo hạt phải làm đất tơi xốp, phải chăm sóc hạt gieo: chống úng, chống hạn, chống rét, phải gieo hạt đúng thời vụ.

Các biện pháp giúp hạt nảy mầm ứng dụng trong thực tế

2. Bài tập minh họa

Làm một cốc thí nghiệm có những điều kiện giống cốc số 3 trong thí nghiệm 1, rồi để trong hộp xốp đựng nước đá. Quan sát kết quả sau 3-4 ngày.

  • Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm này có nảy mầm được không? Vì sao?
  • Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần những điều kiện nào nữa?

Hướng dẫn giải

  • Hạt đỗ trong cốc thí nghiệm không nảy mầm được.
  • Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần có nhiệt độ thích hợp.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Những điều kiện nào cần cho hạt nảy mầm? Muốn cho hạt nảy mầm tốt cần phải làm gì? 

Câu 2: Vận dụng những hiểu biết về các điều kiện nảy mầm của hạt, hãy giải thích cơ sở của một số biện pháp kĩ thuật sau:

  • Hạt giống bị sâu bệnh không có khả năng nảy mầm.
  • Hạt giống sau khi thu hoạch phải phơi khô và cất giữ cẩn thận.
  • Sau khi gieo hạt gặp trời nắng gắt, phải luôn tưới đủ ẩm. 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong điều kiện thời tiết giá lạnh, khi gieo hạt người ta thường che chắn bằng nilon hoặc phủ rơm rạ. Việc làm trên cho thấy vai trò của nhân tố nào đối với sự nảy mầm của hạt?

A. Độ thoáng khí

B. Độ ẩm

C. Nhiệt độ

D. Ánh sáng

Câu 2: Việc làm đất tơi xốp trước khi gieo hạt có ý nghĩa gì?

A. Giúp hạt không bị nhiệt độ cao của môi trường đất đốt nóng

B. Giúp khí ôxi xâm nhập vào đất, tạo điều kiện thuận lợi cho sự hô hấp của hạt

C. Giúp tăng khả năng hấp thụ nước của hạt sau khi gieo cấy

D. Tất cả các phương án đưa ra

Câu 3: Trong các loại hạt dưới đây, hạt nào giữ được khả năng nảy mầm lâu nhất?

A. Hạt lạc

B. Hạt bưởi

C. Hạt sen

D. Hạt vừng

Câu 4: Để hạt được nảy mầm trong điều kiện thời tiết lý tưởng, chúng ta cần lưu ý điều gì?

A. Tưới tiêu hợp lí

B. Phủ rơm rạ lên hạt mới gieo

C. Làm đất thật tơi, xốp trước khi gieo hạt

D. Gieo hạt đúng thời vụ

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được nguyên nhân cơ bản để thiết kế 1 thí nghiệm xác định một trong những yếu tố cần cho hạt nảy mầm.
  • Giải thích được cơ sở khoa học của một số biện pháp kĩ thuật gieo trồng và bảo quản hạt giống.
Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM