Lý 9 Bài 35: Các tác dụng của dòng điện xoay chiều- Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều
Máy phát điện xoay chiều là gì? Có những cách nào làm quay máy phát điện xoay chiều? Để trả lời câu hỏi này và giải các được các dạng bài tập liên quan, mời các em cùng tham khảo nội dung bài học. Chúc các em học tốt!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tác dụng của dòng điện xoay chiều
-
Tác dụng nhiệt
-
Tác dụng quang
-
Tác dụng từ
1.2. Tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
Khi dòng điện đổi chiều thì lực từ của dòng điện tác dụng từ lên nam châm cũng đổi chiều
1.3. Đo cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều
-
Đo hiệu điện thế và cường độ của dòng điện xoay chiều bằng vôn kế và ampe kế có ký hiệu là AC (hay ~)
-
Kết quả đo không thay đổi khi ta đổi chỗ hai chốt cắm của phích cắm vào ổ lấy điện
-
Các số đo này chỉ giá trị hiệu dụng của hiệu điện thế xoay chiều và cường độ dòng điện xoay chiều
-
Thông thường, hiệu điện thế và cường độ dòng điện hiệu dụng của dòng điện xoay chiều được gọi tắt là hiệu điện thế và cường độ dòng điện của dòng điện xoay chiều.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Một bóng đèn có ghi 6V - 3W. Lần lượt mắc vào một mạch điện một chiều và mạch điện xoay chiều có cùng hiệu điện thế 6V. Trường hợp nào đèn sáng hơn? Tại sao?
Hướng dẫn giải:
Cả hai trường hợp đèn đều sáng như nhau, vì đều được mắc vào hiệu điện thế 6V.
Câu 2: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với đinh sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
A. Đinh sắt vẫn bị hút như trước.
B. Đinh sắt quay một góc 900.
C. Đinh sắt quay ngược lại.
D. Đinh sắt bị đẩy ra.
Hướng dẫn giải:
Đinh sắt vẫn bị hút như trước khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện
→ Đáp án A
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Đặt một nam châm điện A có dòng điện xoay chiều chạy qua trước một cuộn dây dẫn kín B. Sau khi công tắc K đóng thì trong cuộn dây B có xuất hiện dòng điện cảm ứng. Người ta sử dụng tác dụng nào của dòng điện xoay chiều?
Câu 2: Một bóng đèn dây tóc có ghi 12V – 15W có thể mắc vào những mạch điện nào sau đây để đạt độ sáng đúng định mức?
Câu 3: Một đoạn dây dẫn quấn quanh một lõi sắt được mắc vào nguồn điện xoay chiều và được đặt gần một lá thép. Khi đóng khóa K, lá thép dao động đó là tác dụng gì?
Câu 4: Trong thí nghiệm như hình sau, hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Thiết bị nào sau đây có thể hoạt động tốt đối với dòng điện một chiều lẫn dòng điện xoay chiều?
A. Đèn điện
B. Máy sấy tóc
C. Tủ lạnh
D. Đồng hồ treo tường chạy bằng pin
Câu 2: Nếu hiệu điện thế của mạng điện gia đình đang sử dụng là 220V thì phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Có những thời điểm hiệu điện thế lớn hơn 220V.
B. Có những thời điểm hiệu điện thế nhỏ hơn 220V.
C. 220V là giá trị hiệu dụng. Vào những thời điểm khác nhau, hiệu điện thế có thể lớn hơn hoặc nhỏ hơn hoặc bằng giá trị này.
D. 220V là giá trị hiệu điện thế nhất định không thay đổi.
Câu 3: Các thiết bị nào sau đây không sử dụng dòng điện xoay chiều?
A. Máy thu thanh dùng pin.
B. Bóng đèn dây tóc mắc vào điện nhà 220V.
C. Tủ lạnh.
D. Ấm đun nước.
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về dòng điện xoay chiều:
A. Dòng điện xoay chiều có tác dụng từ yếu hơn dòng điện một chiều.
B. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt yếu hơn dòng điện một chiều.
C. Dòng điện xoay chiều có tác dụng sinh lý mạnh hơn dòng điện một chiều.
D. Dòng điện xoay chiều tác dụng một cách không liên tục.
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Các tác dụng của dòng điện xoay chiều- Đo cường độ và hiệu điện thế xoay chiều cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Nắm được tác dụng từ của dòng điện xoay chiều
-
Đo được cường độ dòng điện và hiệu điện thế của mạch điện xoay chiều
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 21: Nam châm vĩnh cửu
- doc Lý 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường
- doc Lý 9 Bài 23: Từ phổ- Đường sức từ
- doc Lý 9 Bài 24: Từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua
- doc Lý 9 Bài 25: Sự nhiễm từ của sắt, thép- Nam châm điện
- doc Lý 9 Bài 26: Ứng dụng của nam châm
- doc Lý 9 Bài 27: Lực điện từ
- doc Lý 9 Bài 28: Động cơ điện một chiều
- doc Lý 9 Bài 29: Thực hành: Chế tạo nam châm vĩnh cửu, nghiệm lại từ tính của ống dây có dòng điện
- doc Lý 9 Bài 30: Bài tập vận dụng quy tắc nắm tay phải và quy tắc bàn tay trái
- doc Lý 9 Bài 31: Hiện tượng cảm ứng điện từ
- doc Lý 9 Bài 32: Điều kiện xuất hiện dòng điện cảm ứng
- doc Lý 9 Bài 33: Dòng điện xoay chiều
- doc Lý 9 Bài 34: Máy phát điện xoay chiều
- doc Lý 9 Bài 36: Truyền tải điện năng đi xa
- doc Vật lý 9 Bài 37: Máy biến thế
- doc Vật lý 9 Bài 38: Thực hành: Vận hành máy phát điện và máy biến thế
- doc Lý 9 Bài 39: Tổng kết chương II Điện Từ Học