Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
Thức ăn là một điều kiện quan trọng đối với vật nuôi. Bài 32: Thực hành sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá, giúp các em tìm hiểu và tham gia thực hành quá trình chế biến thức ăn cho cá, để các em hiểu rõ cần chọn công thức thức ăn cho phù hợp với giống vật nuôi, thủy sản và giai đoạn sản xuất của con vật. Đồng thời làm thế nào để áp dụng tốt được quy trình sản xuất thức ăn hỗn hợp vào thực tế.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lí thuyết
a. Tài liệu
- Một số công thức thức ăn được khuyến cáo sử dụng nuôi cá
- Có thể sử dụng công thức thức ăn hỗn hợp nuôi tăng sản cá rô phi của Viện Nghiên cứu và Nuôi trồng thuỷ sản I như sau:
- Bột ngô: 17%.
- Cám gạo: 40%.
- Bột đỗ tương: 12%.
- Bột cá: 10%.
- Khô dầu lạc: 15%.
- Bột sắn: 5%.
- Premix vitamin: 1%.
b. Nguyên liệu
- Các loại thức ăn nguyên liệu sử dụng để phối trộn hỗn hợp.
- Nước sạch.
c. Dụng cụ
- Cân đĩa hoặc cân đồng hồ.
- Nồi, bếp để nấu hồ bột sắn.
- Máy xay thịt loại quay tay hoặc chạy điện, có các mắt sàng kích cỡ khác nhau để ép viên thức ăn.
- Chậu, xô, dụng cụ chứa trộn thức ăn.
2. Quy trình thực hành
Bước 1: Lựa chọn công thức thức ăn hỗn hợp
- Xác định được mục đích: Chúng ta phối trộn cho loài cá nào, giống gì? Giai đoạn sinh trưởng nào?,…
- Từ những thông tin này, lựa chọn công thức thức ăn có thành phần thích hợp để phối trộn và tạo viên thức ăn phù hợp với kích cỡ miệng cá.
Bước 2: Chuẩn bị và kiểm tra nguyên liệu
- Chuẩn bị đủ loại nguyên liệu
- Kiểm tra phẩm chất nguyên liệu theo tiêu chuẩn bảng sau:
Bước 3: Cân nguyên liệu
- Xác định khối lượng thức ăn hỗn hợp cần phối trộn.
- Căn cứ vào tỉ lệ các loại nguyên liệu trong công thức thức ăn để tính khối lượng từng nguyên liệu.
- Sử dụng cân đồng hồ hoặc cân đĩa để cân riêng khối lượng từng loại nguyên liệu vừa tính.
+ Ví dụ: Phối hợp 1000 gam thức ăn hỗn hợp
Bước 4: Trộn thức ăn
+ Yêu cầu: trộn đều, không rơi vãi, không làm bụi vào không khí.
+ Phương pháp:
- Trộn loại thức ăn có khối lượng ít trước.
- Lấy một phần thức ăn chính( thức ăn có số lượng nhiều trong hỗn hợp) để trộn dần ra cho đều.
- Trộn số thức ăn này vào các thành phần khác.
Bước 5: Tạo chất kết dính và làm ẩm
+ Bột sắn có khả năng tạo chất kết dính
+ Quy trình:
- Hòa loãng bột sắn và nấu chín thành dạng hồ loãng.
- Để cho nguội bớt rồi trộn vào hỗn hợp thức ăn vừa phối trộn.
- Thêm nước cho đủ ấm để có thể nắm lại được.
Bước 6: Ép viên
+ Cho thức ăn đã trộn ( đã bổ sung chất kết dính và ẩm) vào máy ép viên( là máy say thịt đã chuẩn bị trước).
+ Chú ý phải chon mắt sàng phù hợp để tạo viên thức ăn phù hợp với miệng cá.
Bước 7: Làm khô
+ Rải thức ăn ra nong, nia. Phơi nắng hay phơi trong bóng râm nơi có nhiều gió.
+ Có thể sấy khô ở nhiệt độ dưới 60oC từ 6 đến 8 giờ.
Bước 8: Đóng gói, bảo quản
+ Thức ăn đem đóng vào các bao, túi không thấm nước hoặc túi nilong để bảo quản.
+ Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, kê cao cách mặt đất khoảng 30cm để hạn chế hút ẩm.
3. Báo cáo kết quả
Mẫu báo cáo
SẢN XUẤT THỨC ĂN HỖN HỢP NUÔI CÁ
Họ và tên ………….
Lớp …………………
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Biết đánh giá phẩm chất nguyên liệu thức ăn để sản xuất thức ăn hỗn hợp.
- Thực hiện được quy trình phối trộn, ép viên, làm khô và bảo quản thức ăn hỗn hợp theo công thức có sẵn.
- Có ý thức giữ gìn vệ sinh môi trường và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
- doc Công nghệ 10 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
- doc Công nghệ 10 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
- doc Công nghệ 10 Bài 39: Ôn tập chương II