Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp (tiếp theo)
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Địa lí các ngành công nghiệp trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 32 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.3. Công nghiệp điện tử- tin học
a. Vai trò
Là một ngành công nghiệp trẻ, bùng nổ mạnh mẽ từ năm 1990 trở lại đây và được coi là một ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều nước, đồng thời là thước đo trình độ phát triển kinh tếkĩ thuật của mọi quốc gia trên thế giới.
b. Phân loại (cơ cấu)
Gồm 4 phân ngành:
- Máy tính (thiết bị công nghệ, phần mềm): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc, EU, Trung Quốc, Ấn Độ...
- Thiết bị điện tử (linh kiện điện tử, các tụ điện, các vi mạch,..) Hồng Kông, Nhật BẢn, Hàn Quốc, EU, Ấn Độ, Canađa, Đài Loan, Malaixia...
- Điện tử tiêu dùng (ti vi màu, cát sét, đồ chơi điện tử, đầu đĩa..): Hồng Kông, Nhật Bản, Singapo, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan...
- Thiết bị viễn thông (máy fax, điện thoại..): Hoa Kì, Nhật Bản, Hàn Quốc...
c. Đặc điểm sản xuất và phân bố
- Đặc điểm sản xuất: Ít gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng, có yêu cầu cao về lao động, trình độ chuyên môn kĩ thuật.
- Phân bố: Các nước đứng đầu: Hoa Kì, Nhật Bản, EU,..
1.4. Công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
a. Vai trò
- Tạo sản phẩm đa dạng, phong phú, phục vụ nhu cầu đời sống, nâng cao trình độ văn minh
b. Đặc điểm sản xuất và phân bố
Đặc điểm sản xuất:
- Sử dụng ít nguyên liệu hơn công nghiệp nặng.
- Vốn ít, thời gian đầu tư xây dựng ngắn, quy trình kĩ thuật đơn giản, hoàn vốn nhanh, thu nhiều lợi nhuận.
- Có khả năng xuất khẩu, cần nhiều nhân lực, nguồn nguyên liệu và thị trường tiêu thụ lớn.
- Cơ cấu ngành đa dạng:dệt may, da giày, nhựa, sành sứ, thủy tinh,...
Phân bố: Ở các nước đang phát triển
Ngành công nghiệp dệt may:
- Vai trò: Chủ đạo, giải quyết nhu cầu may mặc, thúc đẩy nông nghiệp phát triển
- Phân bố: rộng rãi, các nước phát triển mạnh là Trung Quốc, Hoa Kì, Ấn Độ, Nhật Bản,...
1.5. Công nghiệp thực phẩm
a. Vai trò
- Cung cấp sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ăn uống.
- Nguyên liệu chủ yếu là sản phẩm của ngành trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, nên tiêu thụ sản phẩm của nông nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển.
- Làm tăng giá trị của sản phẩm.
- Xuất khẩu, tích lũy vốn, nâng cao đời sống.
b. Đặc điểm phân bố
- Sản phẩm đa dạng, phong phú, tốn ít vốn đầu tư, quay vòng vốn nhanh.
- Cơ cấu ngành: Chế biến sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản...
- Phân bố ở mọi các quốc gia trên thế giới.
- Các nước phát triển: tiêu thụ nhiều, yêu cầu sản phẩm có chất lượng, mẫu mã đẹp, tiện lợi khi sử dụng.
- Các nước đang phát triển: đóng vai trò chủ đạo trong cơ cấu, giá trị sản phẩm công nghiệp.
2. Luyện tập
Câu 1: Em hãy chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa bốn ngành trên?
Gợi ý làm bài
Sự khác biệt cơ bản của 4 ngành đó là kích thước của máy móc sản xuất ra.
- Cơ khí thiết bị toàn bộ: Máy có khối lượng và kích thước lớn (tua hin phái điện, dàn khoan dầu khí, máy tiện, phay, đầu máy xe lửa, tàu biển,...).
- Cơ khí máy công cụ: Máy có khối lượng và kích thước trung bình (máy bơm, xay xát, máy dệt, may, ô tô, tàu thủy nhỏ, ca nô,...).
- Cơ khí hàng tiêu dùng: Cơ khí dân dụng (tủ lạnh, máy giặt,...): máy phát điện loại nhỏ, động cơ điêzen loại nhỏ,...
- Cơ khí chính xác: Thiết bị nghiên cứu thí nghiệm y học, quang học,...; chi tiết của ngành hàng không, vũ trụ,...; thiết bị kĩ thuật điện.
Câu 2: Em có nhận xét gì về tình hình sản xuất và phân bố của các phân ngành công nghiệp hóa chất?
Gợi ý làm bài
- Công nghiệp hóa chất là một ngành sản xuất mũi nhọn trong hệ thống các ngành công nghiệp trên thế giới.
- Bao gồm ba phân ngành chính với ra nhiều sản phẩm khác nhau.
+ Phân ngành hóa chất cơ bản: axit vô cơ (HCl,...), muối, kiềm, clo,...; phân bón, thuốc trừ sâu; thuốc nhuộm.
+ Phân ngành hóa tổng hợp hữu cơ: sợi hóa học, cao su tổng hợp, các chất dẻo, các chất thơm, phim ảnh.
+ Phân ngành hóa dầu: xăng, dầu hỏa, dầu bôi trơn, dược phẩm, chất thơm,...
- Công nghiệp hóa chất tập trung và phát triển mạnh ở các nước có nền kinh tế phát triển và các nước công nghiệp mới như Nhật Bản, Hoa Kì. Anh, LB Nga, CHLB Đức, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan...bao gồm đầy đủ các phân ngành.
⟹ Đây là những quốc gia có trình độ phát triển cao, khoa học-kĩ thuật hiện đại.
- Các nước đang phát triển chủ yếu phát triển các ngành hóa chất cơ bản và chất dẻo như Trung Quốc, Ấn Độ, Hàn Quốc, Bra-xin,...
⟹ Do trình độ khoa học kĩ thuật chưa thực sự phát triển để đáp ứng yêu cầu các phân ngành hiện đại như hóa dầu.
Câu 3: Em hãy kể tên các mặt hàng của ngành công nghiệp thực phẩm đang tiêu thụ trên thị trường Việt Nam?
Gợi ý làm bài
- Rượu: Pháp, Nga,...
- Bia: Heniken, Tiger, Carlsberg, Sài Gòn, Hà Nội. Halida,...
- Nước giải khát: Pepsi, Coca cola,...
- Đường: Lam Sơn, Biên Hòa, Hiệp Hòa,...
- Sữa: Hà Lan. Pháp, Vinamilk,...
- Đồ hộp: Visan, Hạ Long,...
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Địa lí các ngành công nghiệp Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm nội dung sau:
- Hiểu được vai trò, đặc điểm, cơ cấu, phân bố của các ngành công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, công nghiệp chế biến.
- Xác định được các vùng phân bố của các ngành công nghiệp trên.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 10 Bài 31: Vai trò, đặc điểm và nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố công nghiệp
- doc Địa lí 10 Bài 32: Địa lí các ngành công nghiệp
- doc Địa lí 10 Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp
- doc Địa lí 10 Bài 34: TH: Vẽ biểu đồ tình hình sản xuất một số sản phẩm công nghiệp trên thế giới