Công nghệ 8 Bài 31: Thực hành: Truyền và biến đổi chuyển động
Trong hai vật nối với nhau bằng khớp động người ta gọi vật truyền chuyển động là vật dẫn còn vật nhận chuyển động là vật bị dẫn. Tuỳ theo yêu cầu kĩ thuật chuyển động của vật dẫn và vật bị dẫn có thể giống và khác chuyển động của vật dẫn, nếu chúng cùng một dạng gọi là cơ cấu truyền chuyển động. Để hiểu được cấu tạo và nguyên lí làm việc, biết cách tháo lắp và kiểm tra tỉ số truyền của các bộ chuyển động chúng ta cùng làm Bài thực hành: Truyền và biến đổi chuyển động.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị
- Thiết bị :
- Truyền động ma sát
- Truyền động xích
- Truyền động bánh răng
- Dụng cụ : thước là thước, thước cặp, kìm, tua vít, mỏ lết.....
1.2. Nội dung và trình tự thực hành
a. Đo đường kính bánh đai, đếm số răng của các bánh răng và đĩa xích
- Dùng thước là thước cặp đo đường kính các bánh đai ( đơn vị đo được tính bằng mm)
- Đánh dấu để đếm số răng của các bánh răng của các đĩa xích, ghi số liệu đo và đếm được vào báo cáo thực hành.
a. Bộ truyền động bánh răng, b. Bộ truyền động xích
b. Lắp ráp các bộ truyền đồng và kiểm tra tỉ số truyền
- Lần lượt lắp ráp các bộ truyền vào giá đỡ
- Đánh dấu vào một đểm của bánh bị dẫn, quay bánh dẫn và đếm số vòng quay của bánh dẫn.
- Kết quả đo và đếm ghi vào bảng thực hành
- Kiểm tra tỉ số truyền
c. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của mô hình động cơ 4 kì
- 4 kì hoạt động của động cơ có tên là:
- Kì 1: “Hút” hỗn hợp nhiên liệu; van nạp mở, van xả đóng.
- Kì 2: “Nén” hỗn hợp nhiên liệu .Cả 2 van đều đóng
- Kì 3: “Cháy- giãn nở – sinh công”
- Kì 4: “Xả”hỗn hợp nhiên kiệu đã cháy; van nạp đóng ; van xả mở.
- Khi tay quay thì van nạp và van xả đóng mở được là nhờ cơ cấu truyền chuyển động cam – cần tịnh tiến và chuyển động quay theo quán tính của trục khuỷu từ lần sinh công của kì trước.
- Quay đều tay quay, quan sát sự lên xuống của pit-tồng và việc đóng mở các van nạp, van thải.
- Dùng tay quay quay đều trục khuỷu.
2. Báo cáo thực hành
a. Hoàn thành bảng:
b. Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1: Khi pit-tông lên đến điểm cao nhất và điểm thấp nhất thì vị trí của thanh truyền và trục khuỷu như thế nào?
Gợi ý trả lời
Khi pistong ở điểm cao nhất và thấp nhất thì vị trí của trục khuỷu và tay quay có 1 điểm chung là tay quay sẽ vuông góc với thanh ngang (tay ngang) của trục khuỷu khi nhìn vào hình chiếu ngang (theo đúng kỹ thuật là hình chiếu đứng). Nhưng lúc này có 2 điểm để phân biệt:
1. Khi pistong ở vị trí cao nhất: đỉnh của tay quay (phần nối với pistong) sẽ xa thanh ngang nhất.
2. Khi pistong ở vị trí thấp nhất: đỉnh của tay quay (phần nối với pistong) sẽ gần thanh ngang nhất.
Câu 2: Khi tay quay quay một vòng thì pít tông chuyển động ra sao?
Gợi ý trả lời
Khi quay tay quay, một bánh xích gắn liền với tay quay sẽ dẫn động trục cam thông qua sên cam
Các cam trên thân trục cam khí đó sẽ nén hoặc nhả các van nạp và van thải để điều khiển chúng đóng mở chính xác theo chu trình động cơ
3. Tiêu chí đánh giá
- Ý thức trước, trong và sau giờ thực hành: 4,0 điểm
- Điền đúng 1 ô trong bảng: 0,5 điểm
- Trả lời đúng các câu hỏi : 1,0 điểm
- Nộp bài thực hành đúng thời gian : 0,5 điểm
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Trình bày được các cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một số bộ truyền và biến đổi chuyển động từ việc tìm hiểu mô hình và vật thật.
- Biết cách bảo dưỡng và có ý thức bảo dưỡng các bộ truyền chuyển động thường dùng trong gia đình.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 8 Bài 29: Truyền chuyển động
- doc Công nghệ 8 Bài 30: Biến đổi chuyển động