Sinh học 7 Bài 31: Cá chép
Động vật có xương sống có bộ xương trong, trong đó có cột sống (chứa tủy sống). Cột sống là đặc điểm cơ bản nhất để phân biệt Ngành động vật có xương sống với các ngành động vật không có xương sống. Nội dung bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu đại diện đầu tiên của Động vật có xương sống là Cá chép.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đời sống
- Môi trường sống: nước ngọt.
- Đời sống:
- Ưa vực nước lặng
- Ăn tạp
- Là động vật biến nhiệt
- Sinh sản:
- Phân tính
- Thụ tinh ngoài
- Đẻ trứng
- Trứng thụ tinh sẽ phát triển thành phôi.
- Số lượng lớn từ 15 – 20 vạn trứng vào các cây thủy sinh
Trứng được thụ tinh → Phôi → Cá con
1.2. Cấu tạo ngoài
a. Cấu tạo ngoài
- Thân cá chép dẹp bên, mắt không có mí mắt, có hai đôi râu, thân phủ vảy xương, tì lên nhau xếp như ngói lợp; bên ngoài vảy có một lớp da mỏng có các tuyến chất nhày.
- Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng. Vây chẵn gồm vây ngực và vây bụng; Vây lẻ gồm vây lưng và vây hậu môn, vây đuôi.
Đặc điểm cấu tạo ngoài của cá chép thích nghi với đời sống bơi lặn:
1. Thân cá thon dài, đầu thuôn nhọn gắn chặt với thân: Giảm sức cản của nước
2. Mắt cá không có mí, màng mắt tiếp xúc với môi trường nước: Màng mắt không bị khô
3. Vây cá có da bao bọc, trong da có nhiều tuyến tiết chất nhày: Giảm sự ma sát giữa da cá với môi trường nước
4. Sự sắp xếp vảy cá trên thân khớp với nhau như ngói lợp: Giúp cho thân cá cử động dễ dàng theo chiều ngang
5. Vây cá có các tia vây được căng bởi da mỏng, khớp động với thân: Có vai trò như bơi chèo
b. Chức năng của vây cá
- Vây ngực, vây bụng: giữ thăng bằng, rẽ trái, rẽ phải, hướng lên, hướng xuống.
- Vây lưng, vây hậu môn: giữ thăng bằng theo chiều dọc.
- Khúc đuôi mang vây đuôi: giữ chức năng chính trong di chuyển, đẩy nước làm cá tiến lên phía trước.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Cá chép sống ở đâu? Thức ăn của chúng là gì?
Hướng dẫn giải
Sống ở nước ngọt, ưa vực nước lặng. Chúng ăn tạp
Câu 2: Tại sao nói cá chép là động vật biến nhiệt?
Hướng dẫn giải
Nhiệt độ cơ thể phụ thụ vào môi trường.
Câu 3: Vậy muốn tồn tại được, cá chép phải lựa chọn nơi sống và nơi sinh hoạt như thế nào?
Hướng dẫn giải
Do không có khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể nên chúng thường tìm đến những nơi có nhiệt độ thích hợp, đặc biệt là vào mùa đông và ngày có nhiệt độ cao. Khi đó chúng ẩn trong hang hốc ở bờ sông, bờ ao hoặc ẩn dưới cây thủy sinh.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Tại sao sự thụ tinh ở cá chép lại gọi là thụ tinh ngoài?
Câu 2: Vì sao số lượng trứng trong mỗi lứa đẻ của cá chép lại lên đến hàng vạn trứng?
Câu 3: Số lượng trứng đẻ ra nhiều như vậy có ý nghĩa gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Đặc điểm nào giúp ta phân biệt động vật không xương sống và động vật có xương sống
a. Môi trường sống
b. Có xương sống hay không
c. Lối sống
d. Cách bắt mồi
Câu 2: Cá chép sống trong môi trường
a. Trên cạn
b. Nước lợ
c. Nước mặn
d. Nước ngọt
Câu 3: Thức ăn của cá chép là
a. Thực vật thủy sinh
b. Giun, ốc
c. Ấu trùng côn trùng
d. Tất cả các đáp án trên
Câu 4: Cá chép đẻ bao nhiêu trứng
a. 1500 – 2000 trứng
b. 3 – 5 vạn trứng
c. 5 – 10 vạn
d. 15 – 20 vạn
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Giải thích được những đặc điểm cấu tạo ngoài và sự sinh sản của cá thích nghi với đời sống ở nước.
- Nêu được chức năng của các loại vây cá chép.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 32: Thực hành Mổ cá
- doc Sinh học 7 Bài 33: Cấu tạo trong của cá chép
- doc Sinh học 7 Bài 34: Đa dạng và đặc điểm chung của các lớp Cá
- doc Sinh học 7 Bài 35: Ếch đồng
- doc Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ
- doc Sinh học 7 Bài 37: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Lưỡng cư
- doc Sinh học 7 Bài 38: Thằn lằn bóng đuôi dài
- doc Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn
- doc Sinh học 7 Bài 40: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Bò sát
- doc Sinh học 7 Bài 41: Chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 42: Thực hành Quan sát bộ xương, mẫu mổ chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 43: Cấu tạo trong của chim bồ câu
- doc Sinh học 7 Bài 44: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp chim
- doc Sinh học 7 Bài 45: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của chim
- doc Sinh học 7 Bài 46: Thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ
- doc Sinh học 7 Bài 48: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Thú huyệt, bộ Thú túi
- doc Sinh học 7 Bài 49: Đa dạng của lớp Thú Bộ Dơi và bộ Cá voi
- doc Sinh học 7 Bài 50: Đa dạng của lớp Thú và Bộ Ăn sâu bọ, bộ Gặm nhấm, bộ Ăn thịt
- doc Sinh học 7 Bài 51: Đa dạng của lớp Thú và Các bộ Móng guốc và bộ Linh trưởng
- doc Sinh học 7 Bài 52: Thực hành Xem băng hình về đời sống và tập tính của Thú