Lý 6 Bài 30: Tổng kết chương 2 Nhiệt học
Nội dung bài học tổng kết chương giúp ta củng cố lại nội dung chính của chương 2 Nhiệt Học. Với mục đích ôn tập lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập. Hi vọng với kiến thức trọng tâm và hướng dẫn trả lời câu hỏi một cách chi tiết, đây sẽ là tài liệu giúp các em học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Câu hỏi ôn tập
a. Thể tích của các chất thay đổi như thế nào khi nhiệt độ tăng, khi nhiệt độ giảm?
-
Khi nhiệt độ tăng thì thể tích các vật tăng
-
Khi nhiệt độ giảm thì thể tích các vật giảm
b. Trong các chất rắn, lỏng, khí chất nào nở vì nhiệt nhiều nhất, chất nào nở vì nhiệt ít nhất?
-
Chất khí nở vì nhiệt nhiều nhất
-
Chất rắn nở vì nhiệt ít nhất
c. Tìm một ví dụ chứng tỏ sự co dãn vì nhiệt khi bị găn trở có thể gây ra lực rất lớn?
-
Những thanh sắt trên đường ray thường có khoảng cách vì ở ngoài trời nắng sẽ làm cho những thanh sắt nở ra, nếu không có khoảng cách thì sẽ làm cong vẹo đường ray có thể gây ra lực rất lớn.
d. Nhiệt kế hoạt động dựa trên hiện tượng nào? Hãy kể tên và nêu công dụng của các nhiệt kế thường gặp trong đời sống.
-
Nhiệt kế hoạt động dựa vào sự nở vì nhiệt của các chất.
-
Nhiệt kế y tế: Đo nhiệt độ cơ thể người
-
Nhiệt kế rượu: Đo nhiệt độ phòng Thí nghiệm.
-
Nhiệt kế thuỷ ngân: Đo nhiệt độ các vật.
e. Sơ đồ tên gọi của các sự chuyển thể
f. Các chất khác nhau có nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định không? Nhiệt độ này gọi là gì?
-
Các chất khác nhau không nóng chảy và đông đặc ở cùng một nhiệt độ xác định.
-
Nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy hay đông đặc của chất rắn
g. Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của chất rắn có tăng không khi ta vẫn tiếp tục đun?
-
Nhiệt độ của chất rắn trong thời gian nóng chảy không tăng khi ta vẫn tiếp tục đun.
h. Các chất lỏng có bay hơi ở cùng một nhiệt độ nhất định không? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
-
Các chất lỏng không bay hơi ở cùng một nhiệt độ xác định mà ở mọi nhiệt độ.
-
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào: nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng.
i. Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ đó có đặc điểm gì?
-
Ở nhiệt độ sôi thì chát lỏng dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ.
-
Sự bay hơi ở nhiệt độ này có đặc điểm vừa bay hơi vào các bọt khí, vừa bay hơi trên mặt thoáng chất lỏng.
1.2. Câu hỏi vận dụng
a. Tại sao trên đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong (Hình 30.1).
- Hãy vẽ lại đường ống này khi đường ống nóng lên, lạnh đi?
-
Đường ống dẫn hơi phải có những đoạn uốn cong để khi nóng lên, lạnh đi, ống dãn nở được dễ dàng, không bị cản trở.
-
Khi đường ống nóng lên
-
Khi đường ống lạnh đi
b. Hãy sử dụng số liệu trong bảng 30.1 để trả lời các câu hỏi sau:
-
Chất nào có nhiệt độ nóng chảy cao nhất.
-
Chất nào có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất.
-
Sắt có nhiệt độ nóng chảy cao nhất
-
Rượu có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất
c. Hình 30.3 vẽ đường biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước.
Trả lời các câu hỏi:
- Các đoạn BC và DE ứng với quá trình nào?
- Trong các đoạn AB và CD nước tồn tại ở thể nào?
- Các đoạn BC và DE ứng với các quá trình :
-
BC: nóng chảy, ứng với quá trình nước đá đang tan (0oC).
-
DE: sôi
- Trong các đoạn AB và CD nước tồn tại ở các thể :
-
AB: thể rắn
-
CD: thể lỏng
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Ở nhiệt độ nào thì một chất lỏng, cho dù có tiếp tục đun vẫn không tăng nhiệt độ? Sự bay hơi của chất lỏng ở nhiệt độ này có đặc điểm gì?
Hướng dẫn giải:
Ở nhiệt độ sôi thì dù tiếp tục đun, nhiệt độ của chất lỏng vẫn không thay đổi.
Ở nhiệt độ này chất lỏng bay hơi cả ở trong lòng lẫn trên mặt thoáng của chất lỏng, tạo ra các bọt khí trong lòng và trên mặt thoáng chất lỏng.
Câu 2: Chất lỏng có bay hơi ở nhiệt độ xác định không? Tốc độ bay hơi của chất lỏng phụ thuộc vào những yếu tố nào?
Hướng dẫn giải:
Các chất lỏng đều bay hơi ở mọi nhiệt độ.
Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và mặt thoáng của chất lỏng.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Ba nhiệt kế có ba thang nhiệt độ tương ứng là Xenxiut, Farenhai và Kenvin. Ta dùng ba nhiệt kế đó để cùng đo nhiệt độ của bình nước. Hỏi:
a) Khi thang nhiệt độ Xenxiut chỉ 30oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai và thang nhiệt độ Kenvin chỉ giá trị bao nhiêu?
b) Khi nung nóng bình tăng thêm 20oC thì trong thang nhiệt độ Farenhai và thang nhiệt độ Kenvin tăng thêm bao nhiêu?
Câu 2: Nhiệt kế y tế có giới hạn đo theo thang nhiệt độ Xenxiut là từ 35oC đến 4oC. Nếu tính theo thang nhiệt độ Farenhai thì giới hạn đo của nhiệt kế đó là bao nhiêu?
Câu 3: Biết khi nhiệt độ tăng từ 20oC đến 50oC thì 1 lít nước nở thêm 10,2 cm3. Vậy 2000 cm3 nước ban đầu ở 20oC khi được đun nóng tới 50oC thì sẽ có thể tích là bao nhiêu?
Câu 4: Một bình ête, một bình rượu và một bình nước cùng có thể tích là 1 lít ở 0oC, khi nung nóng cả ba bình lên đến 50oC thì ta thấy mực chất lỏng trong ba bình đó lần lượt chỉ các giá trị là: 1080 cm3, 1058 cm3 và 1012 cm3. Hỏi độ tăng thể tích của chúng là bao nhiêu? Từ đó suy ra trong ba chất đó chất nào dãn nở vì nhiệt nhiều hơn. Hãy sắp xếp theo thứ tự tăng dần.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Kết luận nào sau đây là đúng khi so sánh sự nở vì nhiệt của chất khí và chất rắn?
A. Chất khí nở vì nhiệt ít hơn chất rắn.
B. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn.
C. Chất khí và chất rắn nở vì nhiệt giống nhau.
D. Cả ba kết luận trên đều sai.
Câu 2: Chọn câu đúng.
A. Khi nhiệt độ giảm, trọng lượng riêng khối khí giảm.
B. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí tăng.
C. Khi nhiệt độ tăng hoặc giảm, trọng lượng riêng khối khí không thay đổi.
D. Khi nhiệt độ tăng, trọng lượng riêng khối khí giảm.
Câu 3: Nhiệt độ 50oC tương ứng với bao nhiêu độ Farenhai?
A. 82oF B. 90oF
C. 122oF D. 107,6oF
Câu 4: Sự sôi có đặc điểm nào dưới đây?
A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào.
B. Nhiệt độ không đổi trong thời gian sôi.
C. Chỉ xảy ra ở mặt thoáng của chất lỏng.
D. Có sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
4. Kết luận
Qua bài giảng Tổng kết chương 2- Nhiệt Học này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Củng cố và nắm chắc được các kiến thức cơ bản của chương 2.
-
Vận dụng được một cách tổng hợpcác kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề (Trả lời câu hỏi, giải bài tập, giải thích các hiện tượng ...) có liên quan.
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- doc Lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- doc Lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- doc Lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- doc Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế- Nhiệt giai
- doc Lý 6 Bài 23: Thực hành: đo nhiệt độ
- doc Lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- doc Lý 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- doc Vật lý 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 28: Sự sôi
- doc Lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)