Công nghệ 10 Bài 30: Thực hành: Phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi
Qua nội dung Bài 30: Thực hành phối hợp khẩu phần ăn cho vật nuôi nhằm giúp các em học sinh biết cách phối hợp một khẩu phần ăn cho vật nuôi, qua đó, giúp cho các em có được sự tích cực trong việc tạo khẩu phần ăn cho vật nuôi để áp dụng vào trong thực tế.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lí thuyết
- Nội dung kiến thức ôn tập các bài:
- Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.
- Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi.
- Chuẩn bị:
- Máy tính cá nhân, giấy, bút.
- Bảng tiêu chuẩn ăn (nhu cầu dinh dưỡng) của các loại vật nuôi.
- Bảng thành phần và giá trị dinh dưỡng của các loại thức ăn.
- Giá của từng loại thức ăn.
2. Quy trình thực hành
a. Bài tập
Phối hợp hỗn hợp thưc ăn có 17% pôtêin cho lợn ngoại nuôi thịt, giai doạn lợn choai (khối lượng từ 20 đến 50 kg) từ các loại nguyên liệu: Thức ăn hỗn hợp đậm đặc; ngô và cám gạo loại I (tỉ lệ ngô/cám là 1/3). Tính giá thành của 1kg hỗn hợp từ các dữ liệu trong bảng sgk.
b. Bài giải
- Bài toán trên có thể giải theo 2 phương pháp: phương pháp đại số và phương pháp hình vuông Pearson.
- Phương pháp đại số
Giả sử ta chọn tỉ lệ Ngô / cám gạo là : 1 / 3. Tỉ lệ Protein có trong hỗn hợp ngô và cám gạo là :
[( 9% x1 ) + ( 13% x 3 ) ] : 4 = 12%
Gọi tỉ lệ thức ăn hỗn hợp đậm đặc là x và tỉ lệ hỗn hợp ngô và cám gạo là y
Theo đề ra, ta có hệ phương trình:
x + y = 100 (kg)
0.42x + 0.12y = 17 (kg)
Giải hệ pt, ta được : x = 16.67 (kg) , y = 83.33 (kg)
Vậy, khối lượng ngô có trong hỗn hợp là : 83.33 : 4 = 20.83 (kg)
Khối lượng cám gạo có trong hỗn họp là : 83.33 – 20.83 = 62.50 (kg)
Khối lượng hỗn hợp đậm đặc : 16.67 (kg)
- Phương pháp hình vuông Pearson.
Gọi hỗn hợp 1 là thức ăn hỗn hợp đậm đặc, hỗn hợp 2 là hỗn hợp cám gạo và ngô theo tỉ lệ ngô / cám là 1 / 3, ta có:
Tỉ lệ protein của hỗn hợp 2 là : 12 %
Vậy, khối lượng ngô có trong hỗn hợp là : 83.33 : 4 = 20.83 (kg)
Khối lượng cám gạo có trong hỗn hợp là : 83.33 – 20.83 = 62.50 (kg)
Khối lượng hỗn hợp đậm đặc : 16.67 (kg)
- Kiểm tra giá trị dinh dưỡng và tính giá thành của hỗn hợp:
- Kết Luận:
Dùng 20.83kg ngô, 62.50kg cám gạo, 16.67kg hỗn hợp đậm đặc trộn với nhau để tạo ra 100kg thức ăn hỗn hợp có 17 % protein.
Giá thành của 1kg thức ăn hỗn hợp này là : 2950.14đ
Lưu ý, cách tính năng lượng trao đổi của 1kg thức ăn hỗn hợp tạo thành cũng giống như cách tính giá tiền
- Thành phần dinh dưỡng một số loại thức ăn.
3. Báo cáo kết quả
Mẫu báo cáo
PHỐI HỢP KHẨU PHẦN ĂN CHO VẬT NUÔI
Họ và tên ………….
Lớp …………………
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm sau:
- Tính toán và phối hợp được khẩu phần ăn đơn giản cho vật nuôi theo phương pháp đại số và phương pháp hình vuông Pearsom.
- Rèn luyện tính cẩn thận, khéo léo, có ý thức tổ chức kỉ luật, trật tự.
- Thực hiện đúng quy trình, giữ gìn vệ sinh và đảm bảo an toàn lao động trong quá trình thực hành.
Tham khảo thêm
- doc Công nghệ 10 Bài 22: Quy luật sinh trưởng phát dục của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 23: Chọn giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 24: Thực hành: Quan sát, nhận dạng ngoại hình giống vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 25: Các phương pháp nhân giống vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 26: Sản xuất giống trong chăn nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 27: Ứng dụng tế bào trong công tác giống
- doc Công nghệ 10 Bài 28: Nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 29: Sản xuất thức ăn cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 31: Sản xuất thức ăn nuôi thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 32: Thực hành: Sản xuất thức ăn hỗn hợp nuôi cá
- doc Công nghệ 10 Bài 33: Ứng dụng công nghệ vi sinh để sản xuất thức ăn chăn nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 34: Tạo môi trường sống cho vật nuôi và thủy sản
- doc Công nghệ 10 Bài 35: Điều kiện phát sinh, phát triển bệnh ở vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 36: TH: Quan sát triệu chứng, bệnh tích của gà bị bệnh Niu cát xơn và cá trắm cỏ bị bệnh xuất huyết do virut
- doc Công nghệ 10 Bài 37: Một số vắc xin và thuốc thường dùng để phòng và chữa bệnh cho vật nuôi
- doc Công nghệ 10 Bài 38: Ứng dụng CNSH trong sản xuất vắc xin và thuốc kháng sinh
- doc Công nghệ 10 Bài 39: Ôn tập chương II