Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống
Cùng eLib ôn tập các kiến thức về các ngành động vật không xương sống với tài liệu dưới đây. Các bài học ở phần Động vật không xương sống đã giúp ta hiểu về cấu tạo, lối sống của các đại diện. Mặc dù rất đa dạng về cấu tạo và lối sống nhưng chúng vẫn mang các đặc điểm cho mỗi ngành, thích nghi cao với môi trường sống.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tóm tắt kiến thức về ĐVKSX
a. Cơ thể đa bào:
- Đối xứng hai bên:
+ Cơ thể có bộ xương ngoài:
- Bộ xương ngoài bằng kitin
- Cơ thể thường phân đốt
- Cả chân cũng phân đốt, một số có cánh
- VD: Ngành chân khớp
+ Cơ thể mềm:
- Thường không phân đốt và có vỏ đá vôi: Ngành Thân mềm
- Dẹp, kéo dài hoặc phân đốt: Các ngành giun
- Đối xứng toả tròn:
- Cơ thể thường hình trụ hay hình dù với 2 lớp tế bào.
- Miệng có tua miệng, có tế bào gai tự vệ.
- VD: Ngành ruột khoang
b. Cơ thể đơn bào:
- Chỉ là một tế bào nhưng thực hiện đủ các chức năng sống của cơ thể
- Kích thước hiển vi
- VD: Ngành ĐVNS
1.2. Tính đa dạng của động vật không xương sống
1.3. Sự thích nghi của động vật không xương sống
1.4. Tầm quan trọng thực tiễn của động vật không xương sống
- Làm thực phẩm: Tôm, cua, sò, trai, ốc, mực…
- Có giá trị xuất khẩu: Tôm, cua, mực…
- Được nhân nuôi: Tôm, sò, cua…
- Có giá trị dinh dưỡng chữa bệnh: Mật ong, mai mực…
- Làm hại cơ thể động vật và người: Sán lá gan, giun đất…
- Làm hại thực vật: Châu chấu, ốc sên, sâu hại…
2. Bài tập minh họa
Lấy ví dụ để nêu lên tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với con người?
Hướng dẫn giải
Tầm quan trọng của động vật không xương sống đối với con người là:
- Làm thực phẩm: Tôm, cua, mực, vẹm.
- Có giá trị xuất khẩu: tôm, mực.
- Có giá trị dinh dưỡng, chữa bệnh: Ong, mật ong
- Tuy nhiên, cũng có một số động vật không xương sống gây hại cho cây trồng (ốc sên, nhện đỏ, sâu hại ...) và một số gây hại cho người và động vật (sán dây, giun đũa, chấy ...).
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của từng ngành động vật không xương sống?
Câu 2: Nhờ đâu mà giun đũa không bị tiêu hủy bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non người?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Sự đa dạng và phong phú của của động vật thể hiện ở
a. Đa dạng về số loài và phong phú về số lượng cá thể
b. Đa dạng về phương thức sống và môi trường sống
c. Đa dạng về cấu trúc cơ thể
d. Cả a, b và c
Câu 2: Môi trường sống cơ bản của động vật bao gồm:
a. Dưới nước và trên cạn
b. Dưới nước và trên không
c. Trên cạn và trên không
d. Dưới nước, trên cạn và trên không
Câu 3: Động vật và thực vật giống nhau ở điểm nào?
a. Cấu tạo từ tế bào
b. Lớn lên và sinh sản
c. Có khả năng di chuyển
d. Cả a và b đúng
Câu 4: Động vật được chia làm mấy ngành
a. 6
b. 7
c. 8
d. 9
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được tính đa dạng của ĐVKXS.
- Nêu được sự thích nghi của ĐVKXS với môi trường.
- Ý nghĩa thực tiễn của ĐVKXS trong tự nhiên và đời sống.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
- doc Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
- doc Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu
- doc Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp