Vật lý 9 Bài 3: Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Thực hành Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó… Các em cần phải nắm được: Cách đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng ampe kế và hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn bằng vôn kế để xác định điện trở của dây dẫn. Mời các em tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đich
- Biết cách xác định điện trở của dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế.
- Kĩ năng làm bài thực hành và viết báo cá thực hành.
- Hợp tác trong hoạt động nhóm.
1.2. Dụng cụ thí nghiệm
- Một dây dẫn có điện trở chưa biết giá trị.
- Một nguồn điện 6V có thể điều chỉnh được liên tục các giá trị hiệu điện thế từ 0-6V.
- Một vôn kế có GHĐ 6 V và ĐCNN 0,1 V.
- Một ampe kế có GHĐ 1,5 A và ĐCNN 0,01 A.
- Bảy đoạn dây nối
- Một công tắc .
1.3. Các bước tiến hành
- Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện để đo điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế, đánh dấu chốt dương và âm của ampe kế và vôn kế.
- Bước 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ.
- Bước 3: Thay đổi hiệu điện thế tăng dần từ: 0V, 3V, 6V, 9V. Đọc và ghi kết quả vào bảng báo cáo.
- Bước 4: Hoàn thành báo cáo theo mẫu:
a. Tính trị số điện trở trong mỗi lần đo.
b. Tính giá trị trung bình cộng của điện trở
c. Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số địên trở vừa tính được trong mỗi lần đo.
2. Báo cáo thực hành
2.1. Trả lời câu hỏi
a) Công thức tính điện trở: \(R = \frac{U}{I} \). Tromg đó U (V) là hiệu điện thế dặt vào hai đầu sợi dây dẫn, I (A) là cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn đó.
b) Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng vôn kế, Vì vôn kế thường có điện trở rất lớn nên mắc dụng cụ này song song với dây dẫn cần đo, chốt (+) của vôn kế được mắc với cực (+) của nguồn điện.
c) Muốn đo cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn cần dùng ampe kế, mắc dụng cụ này nối tiếp với dây dẫn cần đo, chốt (+) của ampe kế được mắc với cực (+) của nguồn điện..
2.2. Kết quả đo
a) Trị số điện trở của dây dẫn đang xét trong mỗi lần đo
, , , ,
b) Giá trị trung bình của điện trở là
\({R = \frac{{11,1 + 10,5 + 10,0 + 10,0 + 10,2}}{5} = 10,4{\rm{\Omega }}} \)
c) Nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau (nếu có) của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo
Nếu xảy ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, thì sự khác nhau có thể do sai số trong lúc thực hành, và sai số trong lúc đọc các giá trị đo được.
3. Luyện tập
Câu 1: Viết công thức tính điện trở;
A. \(R = UI \) B. \(R = \frac{I}{U} \)
C. \(I = \frac{R}{U} \) C. \(R = \frac{U}{I} \)
Câu 2: Muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì? Mắc dụng cụ đó như thế nào với dây dẫn cần đo?
A. Dùng vôn kế mắc song song với dây dẫn cần đo hiệu điện thế, chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.
B. Dùng vôn kế mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo hiệu điện thế, chốt (-) của vôn kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.
C. Dùng vôn kế mắc song song với dây dẫn cần đo hiệu điện thế, chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực (-) của nguồn điện.
D. Dùng vôn kế mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo hiệu điện thế, chốt (+) của vôn kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.
Câu 3: Muốn đo cường độ dòng địên chạy một dây dẫn cần dùng dụng cụ gì?
A. Dùng ampe kế
B. Dùng vôn kế
C. Dùng nhiệt kế
D. Dùng áp kế
Câu 4: Muốn đo cường độ dòng địên ta mắc ampe kế như thế nào với dây dẫn cần đo?
A. Mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo cường độ dòng điện, chốt (-) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện.
B. Mắc song song với dây dẫn cần đo cường độ dòng điện, chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện
C. Mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo cường độ dòng điện, chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (-) của nguồn điện
D. Mắc nối tiếp với dây dẫn cần đo cường độ dòng điện, chốt (+) của ampe kế được mắc về phía cực (+) của nguồn điện
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó… Các em cần phải nắm được:
- Cách đo cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn bằng ampe kế và hiệu điện thế ở hai đầu dây dẫn bằng vôn kế để xác định điện trở của dây dẫn.
- Công thức tính điện trở.
Tham khảo thêm
- doc Lý 9 Bài 1: Sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 2: Điện trở của dây dẫn- Định luật Ôm
- doc Lý 9 Bài 4: Đoạn mạch nối tiếp
- doc Lý 9 Bài 5: Đoạn mạch song song
- doc Lý 9 Bài 6: Bài tập vận dụng định luật Ôm
- doc Lý 9 Bài 7: Sự phụ thuộc của điện trở vào chiều dài dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 8: Sự phụ thuộc của điện trở vào tiết diện dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 9: Sự phụ thuộc của điện trở vào vật liệu làm dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 10: Biến trở- Điện trở dùng trong kĩ thuật
- doc Lý 9 Bài 11: Bài tập vận dụng định luật Ôm và công thức tính điện trở của dây dẫn
- doc Lý 9 Bài 12: Công suất điện
- doc Lý 9 Bài 13: Điện năng- Công của dòng điện
- doc Lý 9 Bài 14: Bài tập về công suất điện và điện năng sử dụng
- doc Lý 9 Bài 15: Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện
- doc Lý 9 Bài 16: Định luật Jun- Lenxo
- doc Lý 9 Bài 17: Bài tập vận dụng định luật Jun- Lenxơ
- doc Lý 9 Bài 18: Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q~ I2 trong định luật Jun- Lenxo
- doc Lý 9 Bài 19: Sử dụng an toàn và tiết kiệm điện
- doc Lý 9 Bài 20: Tổng kết chương I Điện Học