Toán 6 Chương 2 Bài 3: Số đo góc
Mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng dưới đây do eLib biên soạn và tổng hợp. Với bài học này chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về Số đo góc, cùng với các bài tập minh họa có hướng dẫn giải chi tiết sẽ giúp các em dễ dàng ghi nhớ kiến thức.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đo góc
- Mỗi góc có một số đo. Số đo của góc bẹt là \({180^0}\)
- Số đo của mỗi góc không vượt quá \({180^0}\)
1.2. So sánh hai góc
Ta so sánh hai góc bằng cách so sánh số đo của chúng.
- Hai góc bằng nhau nếu số đo của chúng bằng nhau.
Ví dụ: \(\widehat A = \widehat B\)
- Trong hai góc, góc nào có số đo lớn hơn (bé hơn) thì góc đó lớn hơn (bé hơn).
Ví dụ: \(\widehat A > \widehat B\) hoặc \(\widehat B < \widehat A\)
1.3. Góc vuông. Góc nhọn. Góc tù. Góc bẹt
- Góc bẹt: Góc có số đo bằng \(180^0\).
- Góc vuông: Góc có số đo bằng \({90^0}\) là góc vuông. Số đo của góc vuông còn được kí hiệu là 1v.
- Góc tù: Góc lớn hơn góc vuông nhưng nhỏ hơn góc bẹt là góc tù.
- Góc nhọn: Góc nhỏ hơn góc vuông là góc nhọn.
Ví dụ: Hình vẽ dưới đây:
- Góc bẹt: \(\widehat {MAN}\)
- Góc vuông: \(\widehat {IBK}\)
- Góc tù: \(\widehat {PCQ}\)
- Góc nhọn: \(\widehat {EDG}\)
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Đo độ mở của cái kéo (h.11) của compa (h.12)
Hướng dẫn giải
- Độ mở của cái kéo là 60o
- Độ mở của compa là 50o
Câu 2: Hình 16, điểm I là trung điểm của đoạn thẳng BC. Hãy đo để kiểm tra xem hai góc BAI và IAC có bằng nhau không?
Hướng dẫn giải
Dùng thước đo độ để tìm số đo hai góc.
Góc nào có số đo lớn hơn thì lớn hơn.
Hai góc có số đo bằng nhau thì bằng nhau.
Ta có:
\(\eqalign{& \widehat {BAI} = {20^o} \cr & \widehat {IAC} = {45^o} \cr} \)
Suy ra \(\widehat {BAI} < \widehat {IAC}\).
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy cho biết mỗi câu sau đây là đúng hay sai?
a) Góc có số đo \({75^0}\) là góc tù
b) Góc có số đo \({180^0}\) là góc vuông
c) Một góc không phải là góc tù thì phải là góc nhọn
d) Một góc bé hơn góc bẹt thì phải là góc tù
Câu 2: Cho hình
a) Hãy đọc tên các góc đỉnh O có trong hình đó.
b) Cho biết số đo của góc nhọn đỉnh O, một cạnh là Ot có trong hình đó.
c) Hãy đo và cho biết tên của các góc vuông đỉnh O có trong hình đó.
d) Cho biết số đo của các góc tù đỉnh O có trong hình đó.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Gọi O là giao điểm của ba đường thẳng xy, zt, uv. Kể têb các góc bẹt đỉnh O
A. \(\widehat {xOu};\widehat {uOt};\widehat {tOx}\)
B. \(\widehat {xOy};\widehat {uOv};\widehat {zOt}\)
C. \(\widehat {xOy};\widehat {uOv}\)
D. \(\widehat {uOv};\widehat {zOt}\)
Câu 2: Cho các góc \(\widehat A = {45^0},\widehat B = {98^0},\widehat C = {167^0}\). Chọn phát biểu sai
A. Góc A là góc nhọn
B. \(\widehat A < \widehat B\)
C. Góc B lớn hơn góc vuông
D. Góc C là góc bẹt
Câu 3: Cho n \(\left( {n \ge 2} \right)\) tia chung gốc, trong đó không có 2 tia nào trùng nhau. Nếu có 28 góc tạo thành thì n bằng bao nhiêu?
A. 8
B. 7
C. 6
D. 9
Câu 4: Cho 6 tia chung gốc, số góc tạo thành là:
A. 12 góc
B. 15 góc
C. 18 góc
D. 20 góc
Câu 5: Cho \(\widehat {xOm} = {45^0}\) và góc xOm bằng góc yAn. Khi đó số đo góc yAn bằng
A. 500
B. 400
C. 450
D. 300
4. Kết luận
Qua bài học này, các em cần nắm được những nội dung sau:
- Công nhận mỗi góc có một số đo xác định. Số đo của Góc bẹt là 1800. Hiểu về góc vuông, góc bẹt, góc tù.
- Biết đo góc bằng thước đo góc, biết so sánh hai góc.
- Nhận biết điểm nằm trong góc.
Tham khảo thêm
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 1: Nửa mặt phẳng
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 2: Góc
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 4: Khi nào góc xOy + góc yOz= góc xOz?
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 5: Vẽ góc cho biết số đo
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 6: Tia phân giác của góc
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 7: Thực hành đo góc trên mặt đất
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 8: Đường tròn
- doc Toán 6 Chương 2 Bài 9: Tam giác