Lý 10 Bài 29: Quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt
Khi thể tích của một lượng khí giảm thì áp suất tăng, nhưng chưa cho biết mối liên hệ định lượng giữa áp suất và thể tích của một lượng khí. Để tìm mối liên hệ này, eLib xin chia sẻ bài học về quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt thuộc chương trình SGK lớp 10. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tập tốt hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Trạng thái và quá trình biến đổi trạng thái.
- Trạng thái: Trạng thái của một lượng khí được xác định bởi: p, V, T. Thông số trạng thái: Các đại lượng p, V, T được gọi là thông số trạng thái.
- Phương trình thiết lập mối quan hệ giữa các thông số trạng thái gọi là phương trình trạng thái. Quá trình một lượng khí chuyển từ trạng thái 1 sang trạng thái 2 gọi là quá trình biến đổi trạng thái.
- Đẳng quá trình: là quá trình biến đổi trạng thái, trong đó có một thông số trạng thái giữ nguyên.
1.2. Quá trình đẳng nhiệt.
Quá trình biến đổi trạng thái trong đó nhiệt độ được giữ không đổi gọi là quá trình đẳng nhiệt.
1.3. Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ôt
- Thí nghiệm:
+ Gồm một pittông và xilanh.
- Xilanh được nối với một áp kế đo áp suất chất khí trong xilanh.
- Xilanh có in thước chia khoảng cách để đo độ cao cột không khí trong xilanh (đo V).
- Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: Trong quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí nhất định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. \(p \sim \frac{1}{V}\) hay pV = hằng số
- Định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt viết cho hai trạng thái: \({p_1}{V_{1}} = {\rm{ }}{p_2}{V_2}\)
1.4. Đường đẳng nhiệt.
- Đường biểu diễn sự biến thiên của áp suất theo thể tích khi nhiệt độ không đổi gọi là đường đẳng nhiệt.
- Dạng đường đẳng nhiệt:
-
Trong hệ toạ độ p, V đường đẳng nhiệt là đường hypebol.
-
Ứng với các nhiệt độ khác nhau của cùng một lượng khí có các đường đẳng nhiệt khác nhau.
-
Đường đẳng nhiệt ở trên ứng với nhiệt độ cao hơn.
1.5. Liên hệ thực tế
- Khi ta bóp quả bóng, thể tích của quả bong bóng giảm xuống, áp suất khí trong quả bóng tăng lên, áp suất tác dụng lên thành bóng tăng làm cho quả bóng bị nổ.
- Khi ta đẩy pittong xuống, thể tích khí trong ống bơm giảm, áp suất khí trong ống bơm tăng ⇒ Khi bơm xe đạp pittong khó đẩy xuống hơn.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở áp suất 2.105 Pa. Pit – tông nén khí trong xilanh xuống còn 100 cm3. Tính áp suất của khí trong xilanh lúc này, coi nhiệt độ như không đổi.
Hướng dẫn giải
Ta có:
-
Trạng thái 1: p1 = 2.105 pa; \(V_1 = 150 cm^3\)
-
Trạng thái 2: p2 = ?; \(V_2 = 100 cm^3\)
-
Vì nhiệt độ không đổi nên theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt: \({p_1}{V_1} = {\rm{ }}{p_2}{V_2}\)
\(\Rightarrow P_2 =\frac{p_{1}V_{1}}{V_{2}}\) \(=\frac{2.10^{5}.150}{100}= 3 . 10^5 Pa\)
Vậy, áp suất của khí xi - lanh lúc này là: P2 = 3.105 Pa.
Câu 2: Một quả bóng có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Tính áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm. Coi quả bóng trước khi bơm không có không khí và trong khi bơm nhiệt độ của không khí không thay đổi.
Hướng dẫn giải
Ta có:
Trạng thái 1: Sau 45 lần bơm đã đưa vào bóng một lượng khí ở bên ngoài có thể tích là \(V_1 = 45 . 125 = 5625 cm^3\) và áp suất \(p_1 = 10^5\) pa
Trạng thái 2: Khi vào trong quả bóng, lượng khí này có thể tích V2 = 2,5 lít = 2500 cm3 và áp suất P2
Do nhiệt độ không đổi nên theo định luật Bôi-lơ – Ma-ri-ốt:
\(p_1V_1 = p_2V_2\Rightarrow P_2 =\frac{p_{1}V_{1}}{V_{2}}\) = \(\frac{{{{10}^5}.5625}}{{2500}} = 2,25{\rm{ }}{.10^5}Pa\)
Vậy, áp suất của không khí trong quả bóng sau 45 lần bơm là: \( P_2 = 2,25{\rm{ }}{.10^5}Pa\)
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Một xilanh chứa 150 cm3 khí ở 2.105 pa Pít-tông nén khí trong xilanh xuống còn 75 cm3. Nếu coi nhiệt độ không đổi thì áp suất trong xilanh bằng bao nhiêu?
Câu 2: Nếu áp suất của một lượng khí lí tưởng xác định tăng 1,5.105 Pa thì thể tích biến đổi 3 lít. Nếu áp suất của lượng khí đó tăng 3.105 Pa thì thể tích biến đổi 5 lít. Biết nhiệt độ không đổi, áp suất và thể tích ban đầu của khí là bao nhiêu?
Câu 3: Một quả bóng đá có dung tích 2,5 lít. Người ta bơm không khí ở áp suất 105 Pa vào bóng. Mỗi lần bơm được 125 cm3 không khí. Biết trước khi bơm, trong bóng có không khí ở áp suất 105 Pa và nhiệt độ không đổi trong thời gian bơm. Áp suất không khí trong quả bóng sau 20 lần bơm bằng bao nhiêu?
Câu 4: Một ống nhỏ dài, tiết diện đều (S), một đầu kín, một đầu hở lúc đầu ống đặt thẳng đứng, miệng ống ở trên. Trong ống về phía đáy có cột không khí dài l1 = 30cm ngăn cách với bên ngoài bằng cột thủy ngân dài h = 15cm. Áp suất khí quyển là pa = 76cmHg và nhiệt độ không đổi. Tính chiều cao của cột không khí chứa trong ống trong trường hợp ống đặt nằm ngang. bao nhiêu?
Câu 5: Người ta dùng bơm có pit-tông diện tích 8 cm2 và khoảng chạy 25 cm bơm một bánh xe đạp sao cho áp lực của bánh xe đạp lên mặt đường là 350 N thì diện tích tiếp xúc là 50 cm2. Ban đầu bánh xe đạp chứa không khí ở áp suất khí quyển p0 = 105 Pa và có thể tích là V0 = 1500 cm3. Giả thiết khi áp suất không khí trong bánh xe đạp vượt quá 1,5p0 thì thể tích của bánh xe đạp là 2000 cm3. Hỏi phải đẩy bơm bao nhiêu lần?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một bọt khí ở đáy hồ sau 8m nổi lên đến mặt nước. Hỏi thể tích của bọt tăng lên bao nhiêu lần? Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,8 lần
B. 1,1 lần
C. 2,8 lần
D. 3,1 lần
Câu 2: Biết ở điều kiện tiêu chuẩn, khối lượng riêng của ôxi là 1,43 kg/m3. Khối lượng khí ôxi đựng trong một bình kín có thể tích 15 lít dưới áp suất 150 atm ở nhiệt độ 0oC bằng
A. 3,23 kg.
B. 214,5 kg.
C. 7,5 kg.
D. 2,25 kg.
Câu 3: Một khối lượng khí lí tưởng xác định có áp suất 2 atm được làm tăng áp suất lên đến 8 atm ở nhiệt độ không đổi thì thể tích biến đổi một lượng là 3 lít. Thể tích ban đầu của khối là
A. 4 lít.
B. 8 lít.
C. 12 lít.
D. 16 lít.
Câu 4: Một bọt khí ở đáy hồ sâu 7,5 m nổi lên trên mặt nước. Giả sử nhiệt độ ở đáy hồ và mặt hồ là như nhau. Cho biết áp suất khí quyển po = 75 cmHg, và khối lượng riêng của thủy ngân là 1,36.104 kg/m3. Thể tích bọt khí đã tăng lên
A. 1,74 lần.
B. 3,47 lần.
C. 1,50 lần.
D. 2 lần.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về quá trình đẳng nhiệt của một lượng khí xác định?
A. Áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích.
B. Tích của áp suất và thể tích là một hằng số.
C. Trên giản đồ p– V, đồ thị là một đường hypebol.
D. Áp suất tỉ lệ với thể tích.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi-lơ-Ma-ri-ốt Vật lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Qua bài giảng Quá trình đẳng nhiệt và định luật Bôi- lơ- Ma- ri- ốt này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như :
-
Nhận biết được các khái niệm trạng thái và quá trình.
-
Nêu được định nghĩa quá trình đẳng nhiệt.
-
Phát biểu và nêu được biểu thức của định luât Bôilơ– Ma riôt.
-
Nhận biết được dạng của đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ p– V.
Tham khảo thêm
- doc Lý 10 Bài 28: Cấu tạo chất và thuyết động học phân tử chất khí
- doc Lý 10 Bài 30: Quá trình đẳng tích và định luật Sác- lơ
- doc Lý 10 Bài 31: Phương trình trạng thái của khí lí tưởng