Địa lí 10 Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Địa lí ngành chăn nuôi trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 29 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 10 Bài 29: Địa lí ngành chăn nuôi

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vai trò và đặc điểm ngành chăn nuôi

Khái niệm vật nuôi: Vật nuôi vốn là các động vật hoang được con người thuần dưỡng, chọn giống, lai tạo, làm cho chúng thích nghi với cuộc sống gần người.

a. Vai trò

  • Cung cấp cho con người thực phẩm có dinh dưỡng cao.
  • Nguyên liệu cho một số ngành công nghiệp.
  • Xuất khẩu có giá trị.
  • Cung cấp phân bón và sức kéo cho ngành trồng trọt.

b. Đặc điểm

  • Cơ sở nguồn thức ăn quyết định sự phát triển và phân bố, hình thức chăn nuôi.
  • Trong nền nông nghiệp hiện đại ngành chăn nuôi có nhiều thay đổi về hình thức và hướng chuyên môn hóa.
  • Ở các nước đang phát triển tỉ trọng thấp: cơ sở thức ăn chưa đảm bảo, cơ sở vật chất kĩ thuật còn lạc hậu, dịch vụ thú y, giống còn hạn chế, công nghiệp chế biến chưa phát triển.

1.2. Các ngành chăn nuôi

Một số ngành chăn nuôi

a. Cơ cấu

Gia súc lớn, nhỏ, gia cầm.

b. Phân bố

Gia súc lớn:

  • Trâu: Vùng nhiệt đới ẩm
  • Bò phân bố rộng hơn: Ấn Độ, Hoa Kì, Braxin Tây Âu, TQ, Achentina...

Gia súc nhỏ:

  • Lợn: Nuôi rộng rãi trên thế giới, tập trung nhiều ở vùng thâm canh lương thực.
  • Cừu: Nuôi nhiều ở vùng khô hạn, đặc biệt vùng cận nhiệt đới.
  • Dê: Vùng khí hậu khô hạn, ở Nam Á, châu Phi là nguồn đạm động vật quan trọng cho người dân.
  • Gia cầm: Nuôi phổ biến trên thế giới, nhiều ở Trung Quốc, Hoa Kì, EU, Liên bang Nga, Mêhicô,...

1.3. Ngành nuôi trồng thủy sản

a. Vai trò

  • Cung cấp đạm động vật bổ dưỡng cho con người.
  • Nguyên liệu cho công nghiệp thực phẩm.
  • Hàng xuất khẩu có giá trị.

b. Tình hình nuôi trồng thủy sản

  • Cơ cấu nuôi trồng: thủy sản nước ngọt, lợ, mặn, ngày càng phát triển.
  • Sản lượng nuôi trồng 10 năm tăng 3 lần (35 triệu tấn).
  • Nước nuôi nhiều: Trung Quốc, Hoa Kì, Nhật Bản, Ấn Độ, Đông Nam Á,...

2. Luyện tập

Câu 1: Tại sao ở phần lớn các nước đang phát triển, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp?

Gợi ý làm bài

- Sự phát triển và phân bố ngành chăn nuôi phụ thuộc chặt chẽ vào nguồn thức ăn, đặc biệt là thức ăn từ ngành trồng trọt.

- Trong khi ở các nước đang phát triển, lương thực sản xuất ra để đáp ứng nhu cầu của con người (do đông dân) nên lương thực dành cho chăn nuôi rất ít đã làm hạn chế sự phát triển ngành chăn nuôi.

⟹ Vì vậy, ngành chăn nuôi chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp.

Câu 2: Ở địa phương em hiện nay đang có những hình thức và hướng chăn nuôi nào?

Gợi ý làm bài

Những hình thức và hướng chăn nuôi ở địa phương:

- Các hình thức chăn nuôi: chăn thả, nửa chuồng trại, chuồng trại, chăn nuôi công nghiệp.

- Các hướng chăn nuôi: lấy sức kéo, lấy thịt, sữa, da, lông.

Câu 3: Dựa vào hình 29.3, em có nhận xét gì về sự phân bố đàn gia súc trên thế giới?

Gợi ý làm bài

Sự phân bố đàn gia súc trên thế giới:

- Bò: nuôi ở các vùng đồng cỏ tốt, là vật nuôi dễ thích nghi với các kiểu khí hậu nên phân bố ở hầu khắp lãnh thổ trên thế giới, trên vùng đồng cỏ tươi tốt (Ấn Độ, Bra-xin, Trung Quốc, Hoa Kì, Ac-hen-li-na, Mê-hi-cô, Cô-lôm-bi-a, LB Nga, Pa-kit-xtan, Ô-xtrây-Ii-a, Pháp...).

- Trâu: ở vùng đồng cỏ nhiệt đới nóng ẩm (Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, E-ti-ô-pi, Xu-đăng,...).

- Lợn: ở vùng lương thực thâm canh miền khí hậu cận nhiệt và ôn đới (Trung Quốc, Hoa Kì, Bra-xin, CHLB Đức, Pháp, Tây Ban Nha, Ba Lan, LB Nga,..).

- Cừu: trên các đồng cỏ khô cằn thuộc vùng cận nhiệt, khô hạn, hoang mạc và nửa hoang mạc (Trung Quốc, Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, I-ran, Anh, Xu-đăng, CH Nam Phi, Niu Di-len. Thổ Nhĩ Kì...)

- Dê: ở các vùng khô hạn, điều kiện tự nhiênkhắc nghiệt (Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-kit-xtan, E-ti-ô-pia, Xu-đăng, Ni-giê-ri-a, Bra-xin,...)

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Địa lí ngành chăn nuôi Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm nội dung sau:

- Nắm được vai trò và đặc điểm của ngành chăn nuôi.

- Hiểu được tình hình phân bố các vật nuôi quan trọng trên thế giới, giải thích được nguyên nhân phát triển của ngành chăn nuôi.

- Biết được vai trò và xu hướng phát triển của ngành đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

Ngày:06/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM