Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non

Nội dung bài Tiêu hóa ở ruột non sẽ giúp các em được tìm hiểu các kiến thức về Tiêu hóa ở ruột non như cấu tạo ruột non, các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non.

Sinh học 8 Bài 28: Tiêu hóa ở ruột non

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cấu tạo ruột non

- Vị trí: Nối tiếp môn vị dạ dày
- Chiều dài: 2,8 – 3 m
- Diện tích bề mặt: 400 – 500 m2
- Thành ruột có 4 lớp nhưng mỏng hơn dạ dày:

  • Lớp màng ngoài
  • Lớp cơ: cơ dọc, cơ vòng
  • Lớp dưới niêm mạc có nhiều nếp gấp và lông cực nhỏ
  • Lớp niêm mạc: có mạng mao mạch máu và mạch bạch huyết dày đặc, có nhiều tuyến ruột và tế bào tiết chất nhầy

Hình 28.2 Cấu tạo thành ruột non và các lông ruột

Hình 28.2b Cấu tạo thành ruột non

  • Tuyến gan tiết dịch mật
  • Tuyến tụy tiết dịch tụy
  • Tuyến ruột tiết dịch ruột và chất nhầy
  • Tá tràng là đoạn đầu của ruột non có ống dẫn chung của dịch mật và dịch tụy đổ vào.

1.2. Các hoạt động biến đổi thức ăn ở ruột non

Bảng biến đổi thức ăn ở ruột non

Hình 28.3 Biến đổi thức ăn ở ruột non

2. Bài tập minh họa

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là gì?

Hướng dẫn giải:

Hoạt động tiêu hóa chủ yếu ở ruột non là sự biến đổi hóa học của thức ăn dưới tác dụng của enzim trong các dịch tiêu hóa (dịch mật, dịch tụy, dịch ruột).

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Những loại chất nào trong thức ăn cần được tiêu hóa ở ruột non?

Câu 2: Với một khẩu phần bữa ăn đầy đủ các chất và sự tiêu hóa diễn ra có hiệu quả thì thành phần các chất dinh dưỡng sau tiêu hóa ở ruột non là gì?

Câu 3: Một người bị triệu chứng thiếu axit trong dạ dày thì sự tiêu hóa ở ruột non có thể như thế nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Tá tràng nằm ở vị trí nào?

A. Nơi tiếp giáp giữa ruột non và ruột già

B. Đoạn đầu của ruột non

C. Đoạn cuối của ruột non

D. Đoạn cuối của ruột già.

Câu 2: Lớp niêm mạc ruột non có chứa:

A. Tuyến ruột

B. Lông nhung

C. Tế bào tiết chất nhày

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Lớp niêm mạc ruột không có vai trò nào dưới đây?

A. Nhào trộn thức ăn

B. Tạo lực đẩy thức ăn xuống phần tiếp theo của ruột

C. Làm tăng diện tích tiếp xúc với thức ăn

D. Tạo viên thức ăn

Câu 4: Thức ăn được hấp thụ chủ yếu ở đâu?

A. Ruột non

B. Ruột già

C. Dạ dày

D. Gan

Câu 5: Dịch mật bao gồm

A. Muối mật và muối kiềm

B. Muối mật và HCl

C. Muối mật và muối trung hòa

D. Muối mật và muối acid

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được cấu tạo của ruột non.
  • Trình bày được các hoạt động biến đổi thức ăn của ruột non.
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM