Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
eLib xin giới thiệu đến các em nội dung Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ trong chương trình Sinh học 7 để giúp các em ôn tập và củng cố các kiến thức về tập tính của sâu bọ. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nội dung chính của băng hình
- Giác quan: 5 giác quan
- Thần kinh
- Tập tính:
+ Tập tính về dinh dưỡng.
+ Tập tính về sinh sản.
+ Tập tính về thích nghi và tồn trại.
- Ứng dụng của tập tính vào sản xuất
1.2. Nội dung tiến hành
a. Về giác quan: Sâu bọ có đủ 5 giác quan
- Xúc giác là các râu và lông của chúng, đặc biệt là 2 râu dài phía trước
- Khứu giác: là các các hố trên râu. Chúng rất nhạy bén.
- Vị giác là các nhú lồi ở tua miệng hoặc ở đầu chân
- Thị giác của sâu bọ rất đặc biệt. Một số loài có mắt kép,có thể điều chỉnh để nhìn thấy tia tử ngoài. Một số loài vừa có mắt đơn vừa có mắt kép. Chúng có thể nhìn với góc nhìn rất rộng.
- Thính giác các râu và các lông của sâu bọ rất nhạy với dao động âm, giúp chúng định hướng nguồn âm phát ra, thậm chí loài muỗi còn nghe được siêu âm. Người ta chế ra các máy phát thu hút chúng.
b. Về thần kinh:
Não sâu bọ phát triển có 3 phần: Não trước, não giữa và não sau. Chuỗi hạch thần kinh từ ngực đến bụng
⇒ Đây chính là cơ sở lưu giữ, di truyền những tập tính bản năng của sâu bọ.
c. Về tập tính:
- Tập tính là chuỗi phản ứng trả lời lại các kích thích của môi trương (bên trong-bên ngoài) giúp động vật thích nghi, tồn tại và phát triển.
- Các loại tập tính: bẩm sinh, học được, hỗn hợp
- Một số tập tính ở sâu bọ như: dinh dưỡng, sinh sản, thích nghi và tồn tại,.....
- Ví dụ tập tính sinh sản:
Video tập tính sinh sản ở sâu bọ
d. Ứng dụng:
- Sử dụng sâu bọ làm thiên địch: Bọ rùa được thả để diệt rệp cam,…
- Dùng trong công nghiệp chế biến: cà cuống sản xuất tinh dầu
2. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được một số tập tính của các loài sâu bọ
- Ứng dụng được tập tính của sâu bọ vào trong sản xuất
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
- doc Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
- doc Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu
- doc Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- doc Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống