Lịch sử 10 Bài 27: Quá trình dựng nước và giữ nước
Từ buổi đầu dựng nước cho đến giữa thế kỷ XIX, dân tộc Việt Nam đã trải qua một quá trình lao động, chiến đấu đầy hi sinh gian khổ, song cũng hết sức anh dũng, kiên cường. Để khái quát lại các thời kỳ xây dựng phát triển đất nước và công cuộc bảo vệ Tổ quốc, chúng ta cùng học bài “Quá trình dựng nước và giữ nước”.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Các thời kì xây dựng và phát triển đất nước
1.2. Công cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
- Khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-42) : Giành quyền tự chủ trong một thời gian
- Khởi nghĩa Lĩ Bí (542): Giành quyền tự chủ trong một thời gian
- Khởi nghĩa Khúc Thừa Dụ (905): Giành lại quyền tự chủ
- Khởi nghĩa Ngô Quyền (938): Kết thúc hơn nghìn năm Bắc thuộc
2. Luyện tập
Câu 1: Nêu một vài thành tựu tiêu biểu thời dựng nước.
Gợi ý trả lời:
Thời dựng nước, người Việt đã có một vài thành tựu tiêu biểu như:
- Khoảng thế kỉ VII TCN, sau hàng chục vạn năm sinh sống và mở rộng vùng cư trú, các tộc người Việt cổ trên đất Bắc Việt Nam đã hợp nhất lại, dựng nên quốc gia đầu tiên: Văn Lang và sau đó là Âu Lạc.
- Một nền văn minh lúa nước được hình thành với nhiều thành tựu văn hóa đặc sắc, như:
+ Biết dùng trâu bò và lưỡi cày kim loại, biết đắp đê phòng lụt, cấy lúa theo mùa.
+ Biết chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng bông, dệt vải, nung đồ gốm.
+ Biết làm nhà sàn để ở và tổ chức nhiều lễ hội,...
Câu 2: Hãy trình bày một cuộc kháng chiến tiêu biểu trong lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.
Gợi ý trả lời:
* Có thể trình bày bất kì cuộc kháng chiến tiêu biểu nào trong lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến giữa thế kỉ XIX.
* Kháng chiến chống Tống thời Lý (1075 - 1077):
- Thập kỉ 70 của thế kỉ XI, nhà Tống âm mưu xâm lược Đại Việt đồng thời tích cực chuẩn bị cho cuộc xâm lược.
- Trước âm mưu xâm lược của quân Tống nhà Lý đã tổ chức kháng chiến:
- Giai đoạn 1:
+ Lý Thường Kiệt tổ chức thực hiện chiến lược “tiên phát chế nhân”, đem quân đánh chặn thế mạnh của địch.
+ Năm 1075, quân triều đình cùng các dân tộc miền núi đánh sang đất Tống, gồm các thành: Châu Khâm, Châu Liêm, Ung Châu, sau đó rút về phòng thủ.
- Giai đoạn 2:
+ Chủ động lui về phòng thủ đợi giặc.
+ Năm 1077, 30 vạn quân Tống kéo sang bị đánh bại bên bờ Bắc sông Như Nguyệt. Cuộc kháng chiến thắng lợi.
Câu 3: Nêu tên và sự nghiệp một số anh hùng dân tộc trong sự nghiệp giữ nước?
Gợi ý trả lời:
- Ngô Quyền: Lãnh đạo nhân dân trừng trị tên phản bộ Kiều Công Tiễn, đap tan âm mưu xâm lược của quân Nam Hán với chiến thắng Bạch Đằng năm 938, mở ra kỉ nguyên độc lập, tự chủ cho dân tộc.
- Đinh Bộ Lĩnh: Dẹp loạn 12 sứ quân thống nhất đất nước, lên ngôi Hoàng đế đặt tên nước là Đại Cồ Việt
- Lê Hoàn: Đập tan cuộc xâm lược của nhà Tống lần 1
- Lý Thường Kiệt: Lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi trong cuộc kháng chiến chống Tống lần 2
- Trần Hưng Đạo: Tổng chỉ huy quân đôi, lãnh đạo nhân dân trong cuộc kháng chiến chống Mông - Nguyên lần 2 và 3.
- Lê Lợi: Lãnh đạo nhân dân trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, lật đổ ách thống trị của nhà Minh. Thành lập nhà Lê sơ
- Nguyễn Huệ: Lãnh đao khởi nghĩa nông dân Tây Sơn , cùng nhân dân đánh tan 5 vạn quân Xiêm và 29 vạn quân Thanh.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Quá trình dựng nước và giữ nước Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Sau bài học các em cần nắm được những nội dung chính sau đây:
- Tóm tắt các thời kì xây dựng và phát triển đất nước: thời kì dựng nước đầu tiên; giai đoạn đầu nước Đại Việt phong kiến độc lập; thời kì đất nước bị chia cắt và thời kì nửa đầu thế kỉ XIX.
- Các cuộc đấu tranh giành và giữ độc lập của dân tộc ta từ nguồn gốc đến giữa thế kỷ XVIII.
Tham khảo thêm
- doc Lịch sử 10 Bài 25: Tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa dưới triều Nguyễn (nửa đầu thế kỉ XIX)
- doc Lịch sử 10 Bài 26: Tình hình xã hội ở nửa đầu thế kỉ XIX và phong trào đấu tranh của nhân dân
- doc Lịch sử 10 Bài 28: Truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam thời phong kiến