Lịch sử 9 Bài 26: Bước phát triển mới của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1950- 1953)
Mời các em học sinh cùng eLib tìm hiểu nội dung bài học 26 môn Lịch sử 9 dưới đây để củng cố kiến thức về cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp từ chiến thắng Biên giới thu-đông 1950 chuyển từ thế phòng ngự sang thế tiến công và phản công. Ở tiền tuyến và hậu phương, kháng chiến được đẩy mạnh, giành thắng lợi toàn diện, chuẩn bị cho chiến dịch quyết định ở Điện Biên Phủ.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chiến dịch Biên giới thu đông 1950
Hoàn cảnh lịch sử: Sau chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947 hoàn cảnh lịch sử có lợi cho kháng chiến của ta, bất lợi cho thực dân Pháp. Pháp càng lệ thuộc Mỹ
Quân ta tiến công địch ở biên giới phía Bắc: Ở chiến dịch này, quân ta chủ động tấn công quân địch và giành thắng lợi. Kế hoạch Rơ -ve của Pháp bị phá sản.
1.2. Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp
Thực dân Pháp thực hiện âm mưu giành lại thế chủ động trên chiến trường đã mất với kế hoạch Đờ Lát đờ Tát -xi -nhi.
1.3. Đại hội đại biểu lần thứ III của Đảng (2-1951)
Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến, Đảng ta tiến hành đại hội đại biểu lần thứ II. Đại hội là mốc đánh dấu bước trưởng thành trong quá trình lãnh đạo của Đảng.
1.4. Phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt
Để đẩy mạnh cuộc kháng chiến Đảng ta tích cực chuẩn bị trên mọi lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa giáo dục.
1.5. Giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường
Sau chiến dịch Biên giới thu đông 1950, quân ta liên tiếp mở những chiến dịch tấn công vào phòng tuyến của địch.
2. Luyện tập
Câu 1: Bước vào thu động 1950, âm mưu của Pháp và Mỹ ở Đông Dương như thế nào?
Gợi ý trả lời:
- Bước vào thu – đông 1950, âm mưu của Pháp và Mĩ ở Đông Dương:
- Pháp muốn kéo dài cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương và muốn dựa vào Mĩ. Mĩ can thiệp sâu và "dính líu" trực tiếp vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Được Mĩ giúp đỡ, Pháp thực hiện "kế hoạch Rơ-ve” tăng cường hệ thống phòng ngự trên Đường số 4 nhằm khóa chặt biên giới Việt – Trung, cô lập căn cứ địa Việt Bắc, đồng thời thiết lập Hành lang Đông – Tây để ngăn chặn sự chi viện của Liên khu III, IV cho chiến khu Việt Bắc.
Câu 2: Tại sao ta mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950?
Gợi ý trả lời:
Vì tình hình thế giới và Đông Dương thay đổi, có nhiều thuận lợi cho ta : Cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời (1-10-1949), tạo điều kiện cho cách mạng Việt Nam liên lạc, nối liền với các nước trong phe xã hội chủ nghĩa.
Đứng trước hoàn cảnh thế giới có lợi cho cuộc kháng chiến của ta, bất lợi cho Pháp, đế quốc Mĩ ngày càng can thiệp sâu vào cuộc chiến tranh Đông Dương. Nhờ sự giúp đỡ của Mĩ, thực dân Pháp có âm mưu quân sự mới thông qua kế hoạch Rơ-ve. Pháp đã xây dựng được tuyến phòng thủ trên Đường số 4, khóa chặt biên giới Việt - Trung và thiết lập Hành lang Đông - Tây, hòng cắt đứt con đường liên lạc giữa Việt Bắc với đồng bằng Liên khu III và Liên khu IV. Trên cơ sở đó, chúng chuẩn bị mở cuộc tấn công lên căn cứ địa Việt Bắc lần thứ hai. Để phá âm mưu đó, tháng 6-1950, Trung ương Đảng và Chính Phủ ta quyết định mở chiến dịch Biên giới thu đông 1950, nhằm tiêu diệt bộ phận sinh lực địch, khai thông con đường liên lạc giữa nước ta và Trung Quốc với các nước dân chủ trên thê giới, mở rộng và củng cố căn cứ địa Việt Bắc, tạo điều kiện đẩy mạnh cuộc kháng chiến.
Câu 3: Những sự kiện nào chứng tỏ từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyên sang giai đoạn mới.
Gợi ý trả lời:
Từ sau chiến thắng Biên giới thu đông 1950, cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta chuyên sang giai đoạn mới. Điều này, thể hiện ở những sự kiện sau:
- Về chính trị:
- Ngày 3-3-1951, Việt Minh và Hội Liên Việt họp đại hội đại biểu quyết định thống nhất là Mặt trận Liên hiệp Quốc dân Việt Nam (mặt trận Liên Việt). Đảng Lao động Việt Nam chính thức ra mắt trước đại biểu nhân dân tham dự đại hội.
- Ở Lào và Cam -pu-chia cũng đa thành lập được mặt trận riêng của mình.
- Về kinh tế:
- Năm 1952, Đảng chính phủ đề ra cuộc vận động tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, đã lôi cuốn đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
- Để bồi dưỡng sức dân thực hiện chính sách triệt để giảm tô và cải cách ruộng đất. 12-1953, Kỳ họp thứ ba Quốc hội khóa I đã thông qua Luật cải cách ruộng đất. Từ tháng 4-1953 đến tháng 7-1954, thực hiện được 5 đợt giảm tô và 1 đợt cải cách ruộng đất.
- Về văn hóa giáo dục:
- Cải cách giáo dục được tiếp tục thực hiện với ba phương châm: phục vụ kháng chiến, phục vụ sản xuất và phục vụ dân sinh
- Phong trào thi đua yêu nước ngày càng ăn sâu và lan rộng trong các ngành các giới, làm nảy nở nhiều đơn vị cá nhân ưu tú. Ngày 1-5-1952, đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc đã biểu dương được 7 anh hùng.
- Về quân sự: Ta chủ động mở liên tiếp các chiến dịch tiến công vào phòng tuyến của địch ở chiến trường vùng rừng núi, trung du và đồng bằng.
Thu được nhiều thắng lợi to lớn:
- Ngày 14-10 đến 10-12-1952: Chiến dịch Tây Bắc.
- Ngày 21-12-1953: Chiến dịch Trung Lào.
- Ngày 21-1 đến 5-2-1954: Chiến dịch Bắc Tây Nguyên.
- Ngày 31-1 đến 4-1954: Chiến dịch Hạ Lào.
Như vậy, từ sau chiến dịch Biên giới thu đông ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường hoàn toàn.
3. Kết luận
Sau bài học các em cần:
- Tóm tắt Chiến dịch Biên giới thu - đông năm 1950: hoàn cảnh lịch sử mới; âm mưu của Pháp; chủ trương của ta và diễn biến, kết quả chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Biết được Âm mưu đẩy mạnh chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp sau thất bại Chiến dịch Biên giới thu - đông 1950.
- Sự phát triển hậu phương kháng chiến về mọi mặt: chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục,...
- Diễn biến giai đoạn giữ vững quyền chủ động đánh địch trên chiến trường trong đông - xuân 1950 - 1951 và 1952 - 1953.
Tham khảo thêm
- doc Lịch sử 9 Bài 25: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp (1946 -1950)
- doc Lịch sử 9 Bài 27: Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc (1953 -1954)