Lý 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
Để giúp các em có thể củng cố các kiến thức về sự nóng chảy và sự đông đặc, trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc) nhiệt độ của vật thay đổi như thế nào. eLib xin giới thiệu nội dung bài học dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Sự đông đặc là gì?
- Sự đông đặc là sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn.
- Ví dụ:
1.2. Mối liên hệ giữa quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc
- Nếu ta biểu diễn hai quá trình trên cùng một tọa độ thì ta thấy ta thấy chúng đối xứng nhau:
-
Quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc là hai quá trình ngược nhau.
- Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó.
1.3. Ứng dụng
-
Trong công nghiệp đúc (khuôn kim loại) như đúc tượng, chuông.
-
Làm nóng chảy hỗn hợp kim loại khi đông đặc trở thành hợp kim có những tính chất như mong muốn
1.4. Ghi nhớ
-
Sự chuyển từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy, sự chuyển từ thể lỏng sang thể rắn gọi là sự đông đặc.
-
Phần lớn các chất nóng chảy (hay đông đặc) ở một nhiệt độ xác định. Nhiệt độ đó gọi là nhiệt độ nóng chảy (hay nhiệt độ đông đặc) . Nhiệt độ nóng chảy của các chất khác nhau thì khác nhau.
-
Trong thời gian nóng chảy (hay đông đặc), nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Trong các khoảng thời gian sau, nhiệt độ của băng phiến thay đổi thế nào?
Từ phút 0 đến phút thứ 4;
Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7;
Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15?
Hướng dẫn giải:
Từ phút 0 đến phút thứ.4: nhiệt độ của băng phiến giảm dần.
Từ phút thứ 4 đến phút thứ 7: nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
Từ phút thứ 7 đến phút thứ 15: nhiệt độ của băng phiến tiếp tục giảm.
Câu 2: Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể nào của đồng?
Hướng dẫn giải:
Trong việc đúc tượng đồng, có những quá trình chuyển thể:
Đồng nóng chảy: Từ thể rắn sang thể lỏng, khi nung trong lò đúc.
Đồng lỏng đông đặc: Từ thể lỏng sang thể rắn, khi nguội trong khuôn đúc.
Như vậy: trong đúc tượng đồng có cả quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Khi đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần, khi tới 80oC nhiệt độ của băng phiến ngừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi lúc đó băng phiến tồn tại ở thể nào?
Câu 2: Hiện tượng vào mùa đông ở các nước vùng băng tuyết thường xảy ra sự cố vỡ đường ống nước là do nguyên nhân nào?
Câu 3: Nhiệt độ đông đảo của rượu là -117oC, của thủy ngân là -38,83oC . Ở nước lạnh người ta dùng nhiệt kế rượu hay nhiệt kế thủy ngân? Vì sao?
Câu 4: Tại sao người ta dùng nhiệt độ của nước đá đang tan để làm một mốc đo nhiệt độ?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Sự đông đặc là sự chuyển từ
A. thể rắn sang thể lỏng
B. thể lỏng sang thể hơi
C. thể lỏng sang thể rắn
D. thể hơi sang thể lỏng
Câu 2: Trường hợp nào sau đây xuất hiện hiện tượng đông đặc?
A. Thổi tắt ngọn nến B. Ăn kem
C. Rán mỡ D. Ngọn đèn dầu đang cháy
Câu 3: Chất nào trong các chất sau đây khi đông đặc thể tích không tăng?
A. Nước B. Chì
C. Đồng D. Gang
Câu 4: Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự nóng chảy và đông đặc?
A. Ngọn nến vừa tắt
B. Ngọn nến đang cháy
C. Cục nước đá lấy ra khỏi tủ lạnh
D. Ngọn đèn dầu đang cháy
4. Kết luận
Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo) cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được:
-
Nắm được đặc điểm của sự đông đặc.
-
Nêu được các đặc điểm của sự đông đặc
-
Nắm được mối liên hệ giữa quá trình nóng chảy và quá trình đông đặc
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- doc Lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- doc Lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- doc Lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- doc Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế- Nhiệt giai
- doc Lý 6 Bài 23: Thực hành: đo nhiệt độ
- doc Lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- doc Lý 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- doc Vật lý 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 28: Sự sôi
- doc Lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 30: Tổng kết chương 2 Nhiệt học