Sinh học 10 Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật
Trong bài học này các em được tìm hiểu về Sinh trưởng của vi sinh vật, khái niệm sinh trưởng ở vi sinh vật, công thức tính số lượng tế bào trong một khoảng thời gian, đường cong sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của nuôi cấy vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy liên tục.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm sinh trưởng
a. Sinh trưởng ở vi sinh vật
Là sự tăng sinh các thành phần của tế bào → sự phân chia.
Sự sinh trưởng của quần thể vi sinh vật là sự tăng số lượng tế bào trong quần thể.
b. Thời gian thế hệ (g)
Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi 1 tế bào sinh ra đến khi tế bào đó phân chia hoặc số tế bào trong quần thể tăng gấp đôi.
Công thức tính thời gian thế hệ: g = t/n
Với: t: thời gian
n: số lần phân chia trong thời gian t
c. Công thức tính số lượng tế bào
Sau n lần phân chia từ N0 tế bào ban đầu trong thời gian t:
Nt = N0 x 2n
Với:
- Nt: số tế bào sau n lần phân chia trong thời gian t
- N0: số tế bào ban đầu
- n: số lần phân chia
1.2. Sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn
a. Nuôi cấy không liên tục
- Là môi trường nuôi cấy không được bổ sung chất dinh dưỡng mới và không được lấy đi các sản phẩm trao đổi chất.
- Các pha sinh trưởng của vi khuẩn trong môi trường nuôi cấy không liên tục:
+ Pha tiểm phát (Pha Lag)
- Vi khuẩn thích nghi với môi trường.
- Số lượng tế bào trong quần thể không tăng.
- Enzim cảm ứng được hình thành.
+ Pha luỹ thừa (Pha Log)
- VK bắt đầu phân chia, số lượng tế bào tăng theo luỹ thừa.
- Hằng số M không đủ theo thời gian và là cực đại đối với 1 số chủng và điều kiện nuôi cấy.
+ Pha cân bằng:
- Số lượng vi sinh vật đạt mức cực đại, không đổi theo thời gian là do:
- Một số tế bào bị phân huỷ.
- Một số khác có chất dinh dưỡng lại phân chia.
+ Pha suy vong: Số tế bào trong quần thể giảm dần do:
- Số tế bào bị phân huỷ nhiều.
- Chất dinh dưỡng bị cạn kiệt.
- Chất độc hại tích luỹ nhiều.
b. Nuôi cấy liên tục
- Bổ sung liên tục các chất dinh dưỡng, đồng thời lấy ra một lượng tương đương dịch nuôi cấy.
- Điều kiện môi trường duy trì ổn định.
- Ứng dụng: sản xuất sinh khối để thu prôtein đơn bào, các hợp chất có hoạt tính sinh học như axit amin, enzim, kháng sinh, hoocmôn…
2. Bài tập minh họa
Định nghĩa : “Sinh trưởng của vi sinh vật” là gì?
Hướng dẫn giải:
Sinh trưởng là sự tăng các thành phần của tế bào và có thể dẫn đến sự tăng kích thước cũng như số lượng của vi sinh vật hoặc cả hai.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Hãy nêu đặc điểm 4 pha sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trong nuôi cấy không liên tục?
Câu 2: Tại sao nói "Dạ dày - ruột ở người là một hệ thống nuôi cấy liên tục đối với vi sinh vật"?
Câu 3: Nếu nuôi vi sinh vật không liên tục thì dựa vào đường cong sinh trưởng em sẽ thu hoạch sinh khối vào thời điểm nào là thích hợp?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Loại bào tử nào sau đây được hình thành không phải vì mục đích sinh sản?
A. Nội bào tử của Bacillus subtilis.
B. Bào tử đính của nấm sợi.
C. Bào tử của nấm men.
D. Bào tử của xạ khuẩn.
Câu 2: Khi nuôi cấy không liên tục, chất trao đổi bậc I tích luỹ chủ yếu ở pha nào?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha luỹ thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Câu 3: Trong nuôi cấy không liên tục, ở pha nào thu được nhiều sinh khối nhất?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha luỹ thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
Câu 4: Vi khuẩn có khả năng sinh bào tử sẽ sinh ra ở pha nào trong các pha sau đây?
A. Pha tiềm phát.
B. Pha luỹ thừa.
C. Pha cân bằng.
D. Pha suy vong.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Sinh trưởng của vi sinh vật Sinh học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
- Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được khái niệm sinh trưởng của vi sinh vật, công thức tính số tế bào tạo ra trong một thời gian nhất định.
- Trình bày được các pha sinh trưởng của vi sinh vật trong môi trường nuôi cấy không liên tục và ý nghĩa của các pha.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 10 Bài 26: Sinh sản của vi sinh vật
- doc Sinh học 10 Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật
- doc Sinh học 10 Bài 28: Thực hành: Quan sát một số vi sinh vật