Địa lí 9 Bài 24: Vùng Bắc Trung Bộ (tiếp theo)
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về tình hình phát triển kinh tế của vùng Bắc Trung Bộ trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 24 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.3. Tình hình phát triển kinh tế
a. Nông nghiệp
- Điều kiện phát triển:
- Thuận lợi: Địa hình đa dạng.
- Gặp nhiều khó khăn trong sản xuất nông nghiệp: địa hình hẹp ngang, thiên tai,...
- Tình hình phát triển:
- Trồng trọt:
+ Bình quân lương thực có hạt theo đầu người đang ở mức thấp so với cả nước. Nguyên nhân: do vùng có nhiều khó khăn như diện tích đất đồng bằng ít, ảnh hưởng của thiên tai (bão, lũ lụt, hạn hán...).
+ Cây lương thực trồng chủ yếu ở đồng bằng Thanh - Nghệ - Tĩnh.
+ Cây công nghiệp ngắn ngày được trồng trên các vùng đát cát pha duyên hải.
+ Cây ăn quả, CN nghiệp dài ngày được trồng ở vùng đồi núi phía Tây.
- Lâm nghiệp: Trồng rừng, phát triển kinh tế theo hướng nông lâm kết hợp đang được đẩy mạnh.
- Chăn nuôi:
+ Trâu bò đàn ở phía Tây.
+ Nuôi trồng và đánh bắt thủy sản ở phía Đông.
- Triển khai mô hình kết hợp nông - lâm kết hợp, trồng rừng, xây dựng hồ chứa nước góp phần giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
b. Công nghiệp
- Điều kiện phát triển: Nguồn Khoáng sản, đặc biệt là đá vôi nên vùng phát triển CN khai khoáng và SX VLXD.
- Tình hình phát triển:
+ Giá trị sản xuất công nghiệp tăng nhanh qua các năm.
+ Công nghiệp phát triển chưa tương xứng với tiềm năng tự nhiên của vùng
+ CN nhẹ với quy mô vừa và nhỏ được phát triển hầu hết ở các địa phương. Tập trung chủ yếu ở phía đông: Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh.
+ Các ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu là: khai khoáng và sản xuất vật liệu xây dựng. Ngoài ra, phát triển công nghiệp chế biến gỗ, cơ khí, dệt kim, may mặc, chế biến thực phẩm với quy mô vừa và nhỏ.
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và công nghệ, việc cung ứng nhiên liệu, năng lượng của vùng đang được cải thiện.
c. Dịch vụ
- Giao thông
- Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc và giữa nước ta với Lào.Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.
- Du lịch và dịch vụ
- Điều kiện phát triển:
+ Vị trí cầu nối giữa Bắc và Nam, giữa các nước Tiểu vùng Sông Mê Kông với Biển Đông.
+ Vùng có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và di sản thế giới.
- Tình hình phát triển:
+ Giao thông vận tải: Vùng có nhiều tuyến giao thông: đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Đảm bảo thực hiện vai trò trung chuyển hàng hoá giữa 2 miền Nam – Bắc; là cửa ngõ ra biển của Trung Lào và Đông Bắc Thái Lan.
+ Tuyến đường Hồ Chí Minh và đường hầm xuyên đèo Hải Vân mở ra nhiều triển vọng cho sự phát triển kinh tế vùng.
+ Du lịch.
Số lượng khách du lịch, doanh thu du lịch ngày càng tăng. Với nhiều địa điểm du lịch nổi tiếng.
1.4. Các trung tâm kinh tế
- Thanh Hoá: là trung tâm công nghiệp lớn phía Bắc.
- Vinh: là hạt nhân trung tâm công nghiệp và dịch vụ.
- Huế: là trung tâm du lịch lớn (di sản văn hoá thế giới).
2. Luyện tập
Câu 1: Nêu một số khó khăn trong sản xuất nông nghiệp của vùng.
Gợi ý làm bài
- Diện tích đất canh tác ít, đất ở các đồng bằng kém màu mỡ.
- Điều kiện khí hậu khắc nghiệt, thời tiết diễn biến thất thường.
- Nhiều thiên tai: bão, lũ, hạn, nạn cát bay (ở ven biển).
- Cơ sở vật chất kĩ thuật của nông nghiệp nhìn chung còn kém phát triển.
- Đời sống nhân dân còn khó khăn, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.
Câu 2: Quan sát hình 24.3, hãy:
- Xác định các vùng nông – lâm kết hợp.
- Nêu ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ.
Gợi ý làm bài
- Các vùng nông – lâm kết hợp: phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Tây Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế và xen kẽ ở vùng núi thuộc các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình.
+ Trên vùng đồi núi phía tây: trồng rừng + trồng cây công nghiệp lâu lăm+chăn nuôi trâu bò.
+ Vùng ven biển phía đông: trồng rừng ngập mặn và rừng chắn cát + nuôi trồng thủy sản.
- Ý nghĩa của việc trồng rừng ở Bắc Trung Bộ:
+ Cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, sản xuất giấy...
+ Tạo việc làm cho người dân, mang lại giá trị kinh tế lớn, nâng cao đời sống dân cư.
+ Bảo vệ nguồn nước ngầm của vùng, điều hòa khí hậu, cân bằng môi trường sinh thái.
+ Tăng độ che phủ đất, hạn chế thiên tai (sạt lở đất, lũ quét, lũ ống, xói mòn rửa trôi).
+ Bảo vệ đa dạng hóa sinh vật, các nguồn gen quý, là nơi cư trú của nhiều loài động vật quý hiếm, có nhiều lâm sản quý.
Câu 3: Dựa vào hình 24.2, nhận xét sự gia tăng giá trị sản xuất công nghiệp ở Bắc Trung Bộ.
Gợi ý làm bài
Giá trị sản xuất công nghiệp Bắc Trung Bộ tăng nhanh và liên tục trong giai đoạn 1995 -2002, từ 3705,2 tỉ đồng lên 9883,2 tỉ đồng (tăng gấp 2,7 lần).
Câu 4: Quan sát hình 24.3, xác định vị trí các quốc lộ 7,8,9 và nêu tầm quan trọng của các tuyến đường này
Gợi ý làm bài
- Các tuyến đường:
+ Quốc lộ 7 (Vinh – cửa khẩu Nậm Cấn – Lào).
+ Quốc lộ 8 (Vinh – cửa khẩu Cầu Treo –Lào).
+ Quốc lộ 9 (Đông Hà – cửa khẩu Lao Bảo- Lào).
- Ý nghĩa của các tuyến quốc lộ 7,8,9:
+ Các quốc lộ 7,8,9 là những tuyến đường ngang giúp khai thác tiềm năng và thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng phía Tây, phân bố lại dân cư, hình thành mạng lưới đô thị mới.
+ Nối liền tới các cửa khẩu, giúp tăng cường giao lưu với các nước láng giềng, trong đó Lao Bảo là cửa khẩu quốc tế quan trọng.
+ Nối liền các cửa khẩu trên biên giới Việt — Lào với các cảng biển của nước ta, là đường thông ra Biển của Lào.
3. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung sau:
- Hiểu được so với các vùng kinh tế trong nước, vùng Bắc Trung Bộ tuy còn nhiều khó khăn nhưng đang đứng trước triển vọng lớn.
- Nắm vững phương pháp nghiên cứu sự tương phản lãnh thổ trong nghiên cứu một số vấn đề kinh tế ở Bắc Trung Bộ
- Biết một số loại tài nguyên của vùng , quan trọng là rừng , chương trình trồng rừng , xây dựng hồ chứa nước đă góp phần làm giảm nhẹ thiên tai và bảo vệ môi trường.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 9 Bài 17: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 18: Vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ (tt)
- doc Địa lí 9 Bài 19: TH: Đọc bản đồ, phân tích và đánh giá ảnh hưởng của tài nguyên khoáng sản đối với phát triển CN
- doc Địa lí 9 Bài 20: Vùng Đồng bằng sông Hồng
- doc Địa lí 9 Bài 21: Vùng Đồng bằng sông Hồng (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 22: Thực hành: Vẽ, phân tích biểu đồ MQH giữa dân số, sản lượng và bình quân lương thực theo đầu người
- doc Địa lí 9 Bài 23: Vùng Bắc Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 26: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 27: Thực hành: Kinh tế biển Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 28: Vùng Tây Nguyên
- doc Địa lí 9 Bài 29: Vùng Tây Nguyên (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 30: TH: So sánh tình hình sản xuất cây công nghiệp lâu năm ở Trung du và Miền núi Bắc Bộ với Tây Nguyên
- doc Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 32: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 34: Thực hành: Phân tích một số ngành công nghiệp trọng điểm ở Đông Nam Bộ
- doc Địa lí 9 Bài 35: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long
- doc Địa lí 9 Bài 36: Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (tiếp theo)
- doc Địa lí 9 Bài 37: TH: Vẽ và phân tích biểu đồ về tình hình sản xuất của ngành thủy sản ở đồng bằng sông Cửu Long
- doc Địa lí 9 Bài 38: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo
- doc Địa lí 9 Bài 39: Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường biển - đảo (tt)
- doc Địa lí 9 Bài 40: Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí