Địa lý 7 Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

Bài học Địa lý 7 Bài 24 "Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi" cung cấp kiến thức về những hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở vùng núi; cũng như các tác động đến sự thay đổi mọi mặt của đời sống xã hội diễn ra như thế nào.

Địa lý 7 Bài 24: Hoạt động kinh tế của con người ở vùng núi

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hoạt động kinh tế cổ truyền

Chăn nuôi lạc đà Lama trên một vùng núi Nam MĩLàm nghề thủ công trên một vùng núi châu Âu

Bộ mặt của nhiều vùng núi trên thế giới biến đổi nhanh chóng lừ khi xuất ện các tuyến đường ô tô, đường sắt, đường hầm xuyên núi... giúp cho việc trao đổi hàng hoá, giảm bớt sự cách trở giữa vùng núi với vùng đồng bằng và vùng ven biển. Các đập thuỷ điện được xây dựng ở vùng núi đã cung cấp năng lượng đẩy nhanh quá trình khai thác tài nguyên khoáng sản, hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới. Du lịch và nghỉ dưỡng cùng các hoạt động thể thao (trượt tuyết, leo núi...) đem lại nguồn lợi lớn cho nhiều vùng núi. Tuy nhiên, phần lớn các vùng núi trên thế giới vẫn còn trong tình trạng chậm phát triển.
Sự phát triển kinh tế ở các vùng núi cũng đặt ra nhiều vấn đề về môi trường Các rừng cây bị triệt hạ. Chất thải từ các hầm mỏ, các khu công nghiệp quanh các nhà máy thuỷ điện, các khu nghi mát làm ô nhiễm nguồn nước, là mầm bệnh làm ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân ở các đô thị nằm ven sông. Lượng dt khách ngày càng lớn đã tác động tiêu cực tới khung cảnh thiên nhiên. Nhiều ngành kinh tế cổ truyền và bản sắc văn hoá dân tộc ở một số vùng núi có nguy cơ bị mai một dần.

1.2. Sự thay đổi kinh tế - xã hội

a. Điều kiện:

  • Giao thông nối liền các vùng

Đường ô tô vượt qua một rừng núi hiểm trở của châu Á

  • Điện lực, thủy điện được xây dựng.

Một đập thủy điện trong vùng núi ở châu Âu

b. Sự thay đổi

  • Hoạt động khai thác khoáng sản, chế biến lương thưc, thực phẩm được đẩy mạnh.
  • Hình thành các khu công nghiệp và khu dân cư mới
  • Xây dựng nhiều khu du lịch, an dưỡng, thể thao (trượt tuyết, leo núi…)

c. Cảnh báo về môi trường, kinh tế và văn hóa

  • Diện tích rừng sụt giảm, xói mòn đất đai
  • Ô nhiễm môi trường, ô nhiễm không khí và nguồn nước.
  • Mai một bản sắc văn hóa dân tộc. 

2. Luyện tập

Câu 1: Để khai thác hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vùng núi, người dân nơi đây cần phải làm gì?

Gợi ý trả lời

- Để khai thác hợp lí tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vùng núi, người dân nơi đây cần:

  • Khai thác tài nguyên có kế hoạch.
  • Khoanh nuôi, rồng và bảo vệ rừng.
  • Bảo tồn thiên nhiên đa dạng, các loài động, thực vật quý hiếm.
  • Giữ gìn bản sắc văn hóa các dân tộc ở miền núi.
  • Quảng bá các sản phẩm các ngành kinh tế cổ truyền, đặc biệt là sản phẩm thủ công nghệp.

Câu 2: Em hãy cho biết sự khác nhau cơ bản trong việc khai thác đất đai để sản xuất giữa vùng núi ở đới nóng và đới ôn hòa?

Gợi ý trả lời

Đới nóng: khai thác đất để sản xuất từ nơi có nước lên cao (từ chân núi lên đỉnh núi).

Đới ôn hòa: khai thác đất để sản xuất từ trên cao xuống (từ đỉnh núi xuống chân núi).

3. Kết luận

Qua bài học này các em cần lưu ý các nội dung quan trọng như sau

  • Biết các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở vùng núi trên thế giới (Chăn nuôi,trồng trọt, khai thác lâm sản, làm nghề thủ công).
  • Biết được những điều kiện phát triển kinh tế ở vùng núi và những hoạt động kinh tế hiện đại ở vùng núi. Những hậu quả đến môi trường vùng núi do những hoạt động kinh tế của con người gây ra
  • Rèn luyện kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí.
  • Có ý thức bảo vệ môi trường vùng núi nơi cư trú.
Ngày:22/08/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM