Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam. Vậy nguyên nhân của các cuộc chiến tranh xâm lược thực dân thế kỉ XIX và tiến trình xâm lược Việt Nam của thực dân Pháp như thế nào? Để trả lời cho câu hỏi này, mời các em cùng đến với bài “Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873” Lịch Sử 8.

Lịch Sử 8 Bài 24: Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thực dân Pháp xâm lược Việt Nam

1.1.1. Chiến sự ở Đà Nẵng những năm 1858 – 1859

a. Nguyên nhân

- Nguyên nhân sâu xa:

+ Chủ nghĩa tư bản phát triển mạnh => nhu cầu tìm kiếm thị trường

+ Phương Đông là nơi có thị trường rộng, giàu tài nguyên, chế độ phong kiến già cỗi

- Nguyên nhân trực tiếp : Pháp lấy cớ bảo vệ đạo Giatô.

b. Diễn biến

- Về phía Pháp :

+ Chiều31/8/1858 liên quân Pháp –Tây Ban Nha nổ súng xâm lược Việt Nam

+ 1/9/1858 quân Pháp và Tây Ban Nha nổ súng đánh Đà Nẵng

- Về phía ta: Nguyễn Tri Phương kết hợp với nhân dân thực hiện kế hoạch vườn không nhà trống

c. Kết quả

Làm thất bại kế hoạch “Đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp . Sau 5 tháng chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà.

1.1.2. Chiến sự ở Gia Định năm 1859

- 2/1859, quân Pháp kéo vào Gia Định. Ngày 17/2/1859, chúng tấn công thành Gia Định. Quân triều đình chống cự yếu ớt rồi tan rã.

- Trong khi đó, nhân dân địa phương đã tự động nổi lên đánh giặc khiến chúng khốn đốn.

- Đêm 23/2/1861, quân Pháp mở cuộc tấn công qui mô vào Đại đồn Chí Hòa. Quân ta kháng cự mạnh mẽ nhưng không thắng nổi hỏa lực của địch. Đại đồng Chí Hòa thất thủ. Thừa thắng quân Pháp lần lượt chiếm các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và tỉnh thành Vĩnh Long.

Pháp tấn công phòng tuyến có đài quan sát ở Đại đồn Chí Hòa

- Ngày 5/6/1862, triều đình Huế kí với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất. Nội dung cơ bản của hiệp ước: triều đình thừa nhận quyền cai quản của nước Pháp ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì và đảo Côn Lôn, mở ba cuar biern Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào buôn bán. Cho phép người Pháp và người Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô, bãi bỏ lệnh cấm đạo trước đây, bồi thường cho Pháp một khoản chiến phí tương đương 280 vạn lạng bạc, Pháp sẽ trả lại tỉnh thành Vĩnh Long cho triều đình chừng nào triều đình buộc được dân chúng ngừng kháng chiến.

1.2. Cuộc kháng chiến chống Pháp từ năm 1858 đến năm 1873

a. Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì

- Tại Đà Nẵng: nhiều toán nghĩa binh nổi lên phối hợp với quân triều đình chống giặc.

- Tại Gia Định: Phong trào kháng chiến của nhân dân sôi nổi. Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu của Pháp trên song Vàm Cỏ Đông ( 10/12/1861): Khởi nghĩa do Trương Định lãnh đạo làm địch thất điên bát đảo.

b. Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì

- Để lấy lại các tỉnh đã mất, triều đình Huế cử một phái bộ sang Pháp thương lượng nhưng thất bại. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình Huế, từ ngày 20 đến ngày 24/06/1867, quân Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây không tốn một viên đạn.

- Nhân dân sáu tỉnh Nam Kì nêu cao tinh thần quyết tâm chống Pháp. Họ nổi lên khởi nghĩa khắp nơi.

- Các trung tâm kháng chiến được thành lập ở Đồng Tháo Mười, Tây Ninh, Bến Tre,… với các lãnh tụ nổi tiến như Phan Tôn, Phan Liêm, Nguyễn Trung Trực,… Các nho sĩ dùng thơ văn để chiến đấu như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,…

Lược đồ những địa điểm nổ ra khởi nghĩa ở Nam Kì

2. Luyện tập

Câu 1: Em hãy đánh giá chung về nhà Nguyễn ở nửa đầu thế kỉ XIX

Gợi ý trả lời

a. Tích cực

- Nhà Nguyễn vẫn duy trì chế độ quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền, tổ chức bộ máy nhà nước quy củ và hoàn chỉnh.

- Kinh tế có bước phát triển, nhất là trong nông nghiệp với công cuộc khẩn hoang được mở rộng.

- Văn hóa đạt nhiều thành tựu trên các lĩnh vực

- Nhà Nguyễn đã có nhiều cố gắng khi đưa ra các chính sách phát triển kinh tế, ổn định tình hình đất nước, song hiệu quả chưa cao.

b. Hạn chế

- Để bảo vệ quyền lợi của mình, nhà Nguyễn thi hành nhiều chính sách sai lầm như:

+ Kìm hãm sự phát triển của ngoại thương.

+ Chính sách ngoại giao hạn chế tiếp xúc với bên ngoài.

+ Chính sách cấm đạo khắt khe,...

=> Vì vậy, không tạo được những chuyển biến mới theo kịp sự phát triển của thế giới. Tiềm lực đất nước ngày càng suy yếu, không đủ sức kháng cự trước những đe dọa của chủ nghĩa thực dân đang đến gần.

Câu 2:  Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên?

Gợi ý trả lời

Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên vì:

- Do vị trí chiến lược và địa thế thuận lợi của Đà Nẵng:

+ Là một hải cảng sâu, rộng, tàu chiến có thể ra vào dễ dàng.

+ Là cổ họng của kinh thành Huế, chỉ cách Huế 100km, nếu chiếm được Đà Nẵng thì chỉ cần vượt đèo Hải Vân là có thể tấn công được Huế.

+ Nằm trên đường thiên lý Bắc - Nam, phía Tây có thể đánh sang Lào, phía Đông là Biển Đông rộng lớn, phía Nam là vùng đất Gia Định màu mỡ có vựa lúa lớn nhất nước ta.

⟹ Đây chính là con đường ngắn nhất, nhanh nhất, ít hao tốn nhân lực, vật lực nhất của Pháp, tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành kế hoạch “đánh nhanh, thắng nhanh” .

- Pháp không thể trực tiếp đánh vào cửa biển Thuận An ở Huế, vì Huế là thủ phủ của triều đình phong kiến Nguyễn, mặt khác Thuận An là cửa biển nhỏ, tàu chiến không thể ra vào dễ dàng, thuận lợi như cửa biển Đà Nẵng.

- Đà Nẵng có nhiều người theo đạo Thiên Chúa và nhiều giáo sĩ, gián điệp đội lốt thầy tu, con buôn,… hoạt động ở đây từ trước, họ trở thành người đi tiên phong, vạch đường cho quân Pháp xâm lược.

Câu 3: Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất.

Gợi ý trả lời

Nêu nội dung cơ bản của Hiệp ước Nhâm Tuất bao gồm 12 điều khoản, trong đó có các điều khoản chính như:

- Về lãnh thổ: triều đình nhượng hẳn cho Pháp ba tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa) và đảo Côn Lôn. Pháp trả lại Vĩnh Long khi nào triều đình buộc nhân dân ngừng kháng chiến.

- Về thông thương: mở 3 cửa biển Đà Nẵng, Ba Lạt, Quảng Yên cho Pháp vào tự do buôn bán. 

- Về chiến phí: bồi thường cho Pháp 20 triệu quan (ước tính bằng 280 vạn lạng bạc).

- Về truyền giáo: cho phép người Pháp và Tây Ban Nha tự do truyền đạo Gia Tô và bãi bỏ lệnh cấm đạo.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em nắm được các ý chính sau:

  • Nguyên nhân, diễn biến và kết quả của chiến sự ở Đà Nẵng và chiến sự ở Gia Định
  • Các cuộc kháng chiến chống Pháp ở Nam Kì từ năm 1858 đến năm 1873
Ngày:24/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM