Sinh học 7 Bài 23: Thực hành Mổ và quan sát tôm sông
Thông qua bài Thực hành Mổ và quan sát tôm sông là bài giảng nền tảng, cung cấp cho học sinh những kiến thức, kĩ năng tiến hành thực nghiệm từ đó khắc sâu thêm kiến thức về cấu tạo trong của tôm, thao tác mổ tôm. Nội dung chi tiết xem tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Chuẩn bị trước khi thực hành
- Dụng cụ: Bộ đồ mổ, khay mổ, kim cúc
- Vật mẫu: con tôm
- Giấy A4 viết bài thu hoạch
1.2. Ôn lại kiến thức cấu tạo ngoài của tôm
A- Phần đầu ngực: 1- mắt kép, 2- hai đôi râu, 3- các chân hàm, 4- các chân ngực (càng, chân bò)
B- Phần bụng: 5- Các chân bụng (chân bơi), 6- Tấm lái
2. Nội dung tiến hành
2.1. Mổ và quan sát mang tôm
2.2. Mổ và quan sát câu tạo trong
a. Đoạn phim mẫu thao tác mổ và quan sát tôm sông
Video: Thực hành mổ tôm
b. Các bước thực hành
-
Bước 1: Cắt vỏ tôm theo 2 dãy chấm nâu bên hông tôm từ sau cuốn mắt lồi 0,5cm đến trước đốt đuôi.
- Bước 2: Bóc vỏ tôm phía trên lưng và đầu.
-
Bước 3: Ghim cố định, đổ nước khoảng 1cm
- Bước 4: Cắt thịt lưng tôm theo đường giữa đến đốt thứ 3 cắt hơi chếch qua bên phải chừng 0.3cm, dùng kẹp gở bỏ thịt vứa cắt (cẩn thận vì động mạch chủ lưng có màu trắng trong, ruột màu trắng đục đôi khi lẫn chất bẩn), cắt bỏ các lớp thịt thừa còn lại trên lưng.
- Bước 5: Dùng kẹp nâng lớp thịt mỏng ở phần đầu ức lên và cắt bỏ, phải cắt từ từ, mũi kéo luôn song song mặt nước vì dưới là cơ quan tiêu hóa, sinh dục nhất là tim dễ bị đứt.
- Bước 6: Quan sát các hệ.
3. Viết bài thu hoạch
3.1. Cơ quan tiêu hóa
- Ống tiêu hóa ở tôm có đặc điểm thực quản ngắn, miệng kề ngay dạ dày. Dạ dày thuôn về phía sau, có màu tối. Hai bên phần sau dạ dày là tuyến gan có màu vàng nhạt.
- Ruột tôm có màu hồng thẫm, rất mảnh và đỏ thẳng ra hậu mon ở đuôi tôm.
1- Hạch não, 2- Vòng thần kinh hầu, 3- Dạ dày, 4- Tuyến gan
5- Khối hạch ngực, 6- Ruột, 7- Chuỗi hạch bụng
3.2. Cơ quan thần kinh
- Hệ thần kinh gồm 2 hạch não với 2 dây nối với hạch dưới hầu, làm nên một vòng thần kinh hầu lớn.
- Khối lượng hạc ngực tập trung thành chuỗi dài và tiếp theo là chuỗi hạch thần kinh bụng. (Trường hợp thiếu thời gian, găm ngửa con tôm lên cũng có thể nhìn thấy cơ quan thần kinh của tôm
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Thực hiện được mổ và quan sát cấu tạo mang: nhận biết phần gốc chân ngực và các lá mang.
- Nhận biết một số nội quan của tôm như: hệ tiêu hoá, hệ thần kinh.
- Viết thu hoạch sau buổi thực hành bằng cách tập chú thích đúng cho các hình câm trong SGK.
- Rèn kĩ năng mổ động vật không xương sống.
- Biết sử dụng các dụng cụ mổ.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 22: Tôm sông
- doc Sinh học 7 Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp Giáp xác
- doc Sinh học 7 Bài 25: Nhện và sự đa dạng của lớp hình nhện
- doc Sinh học 7 Bài 26: Châu chấu
- doc Sinh học 7 Bài 27: Đa dạng và đặc điểm chung của lớp Sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 28: Thực hành Xem băng hình về tập tính của sâu bọ
- doc Sinh học 7 Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Chân khớp
- doc Sinh học 7 Bài 30: Ôn tập phần I - Động vật không xương sống