Lý 6 Bài 23: Thực hành: đo nhiệt độ
Sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể như thế nào là đúng quy định? Làm thế nào để theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước? Để trả lời cho những câu hỏi trên, mời các em học sinh cùng nhau tìm hiểu nội dung của bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Mục đích thí nghiệm
- Kiến thức: Biết dùng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể người theo đúng quy trình.
- Kỹ năng: Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.
- Tư tưởng: Có thái độ trung thực, tỉ mỉ, cẩn thận và chính xác trong việc tiến TN và viết báo cáo.
1.2. Dụng cụ thí nghiệm
Các loại nhiệt kế y tế, nhiệt kế thuỷ ngân, đồng hồ, bông gòn.
1.3. Các bước tiến hành thí nghiệm
a) Dùng nhiệt kế đo nhiệt độ cơ thể
- Quan sát nhiệt kế y tế (loại nhiệt kế thủy ngân)
- 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế:
-
C1: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : \(35^oC\)
-
C2: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế : \(42^oC\)
-
C3: Phạm vi đo của nhiệt kế : Từ \(35^oC\) đến \(42^oC\)
-
C4: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế : \(0,1^oC\)
-
C5: Nhiệt độ được ghi màu đỏ: \(37^oC\)
b) Tiến hành đo
- Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu chưa, nếu còn trên ống quản thì cầm vào phần thân nhiệt kế, vẩy mạnh cho thủy ngân tụt xuống bầu.
-
Chú ý: Khi vẩy, tay cầm chặt nhiệt kế để khỏi bị văng ra và chú ý không để nhiệt kế va đập vào vật khác.
- Dùng bông y tế lau sạch thân và bầu nhiệt kế .
- Dùng tay phải cầm thân nhiệt kế, đặt bầu nhiệt kế vào nách trái, kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế hoặc ngậm vào miệng.
- Chờ chừng 3 phút, rồi lấy nhiệt kế ra đọc nhiệt độ.
-
Chú ý: Không cầm vào bầu nhiệt kế khi đọc nhiệt độ.
- Theo dõi sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian trong quá trình đun nước
+ 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu:
-
C6: Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế : \(0^oC\)
-
C7: Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế : \(100^oC\)
-
C8: Phạm vi đo của nhiệt kế : Từ \(0^oC\) đến \(100^oC\)
-
C9: Độ chia nhỏ nhất của nhiệt kế: \(1^oC\)
- Tiến hành đo
-
Ghi nhiệt độ của nước trước khi đun
-
Đốt đèn cồn để đun nước cứ sau một phút lại ghi nhiệt đô của nước vào bảng theo dõi
-
Không được để nhiệt kế sát đáy cốc
2. Báo cáo thực hành
- Ghi lại
+ 5 đặc điểm của nhiệt kế y tế:
- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: 35oC
- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 42oC
- Giới hạn đo : 35oC đến 42oC
- ĐCNN: 0,1oC
- Nhiệt độ được ghi màu đỏ là 37oC (nhiệt độ trung bình của cơ thể)
+ 4 đặc điểm của nhiệt kế dầu:
- Nhiệt độ thấp nhất ghi trên nhiệt kế: −30oC
- Nhiệt độ cao nhất ghi trên nhiệt kế: 130oC
- GHĐ: −30oC đến 130oC
- ĐCNN: 1oC
- Các kết quả đo:
- Đo nhiệt độ cơ thể người:
3. Luyện tập
Câu 1: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Băng phiến nóng chảy ở (1)............. nhiệt độ này gọi là nhiệt độ nóng chảy của băng phiến.
b) Trong thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến (2)...............
- 700C, 800C, 900C
- Thay đổi, không thay đổi
Câu 2: Khi băng phiến đã nóng chảy hết thì nhiệt độ của băng phiến thay đổi như thế nào theo thời gian? Đường biểu diễn từ phút thứ 11 đến phút thứ 15 là đoạn thẳng nằm ngang hay nằm nghiêng?
Câu 3: Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến có thay đổi không? Đưởng biểu diễn từ phút thứ 8 đến phút thứ 11 là đoạn thẳng nằm nghiêng hay nằm ngang?
Câu 4: Tới nhiệt độ nào thì băng phiến bắt đầu nóng chảy? Lúc này băng phiến tồn tại ở thể nào?
4. Kết luận
Qua bài Thực hành đo nhiệt độ này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Biết được các sử dụng nhiệt kế y tế để đo nhiệt độ cơ thể và sử dụng nhiệt kế dầu để đo sự thay đổi nhiệt độ của nước trong quá trình đun nước
-
Lập được bảng theo dõi sự thay đổi nhiệt độ của một vật theo thời gian.
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- doc Lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- doc Lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- doc Lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- doc Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế- Nhiệt giai
- doc Lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- doc Lý 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- doc Vật lý 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 28: Sự sôi
- doc Lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 30: Tổng kết chương 2 Nhiệt học