Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp

Trong bài  này các em sẽ được tìm hiểu các tác nhân có hại đối với hệ hô hấp và cách phòng tránh, cách rèn luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh.

Sinh học 8 Bài 22: Vệ sinh hô hấp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cần bảo vệ hệ hô hấp khỏi các tác nhân có hại.

a. Các nguyên nhân gây ảnh hưởng cho hệ hô hấp

Bảng nguồn gốc và tác hại của các nguyên nhân gây ô nhiễm hô hấp

Hình 22.1 Một số hình ảnh gây ô nhiễm môi trường

Hình 22.2 Tác nhân có hại cho hô hấp

- Cần tích cực xây dựng môi trường sống và làm việc có bầu không khí trong sạch, ít ô nhiểm bằng các biện pháp như trồng nhiều cây xanh, không xả rác bừa bãi, không hút thuốc lá; đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi

b. Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh tác nhân có hại

Bảng biện pháp và tác dụng đến hệ hô hấp

Hình 22.3 Các biện pháp hạn chế ô nhiễm hệ hô hấp

1.2. Cần tập luyện để có một hệ hô hấp khỏe mạnh

  • Tập thể dục thể thao đúng cách, thường xuyên đều đặn từ bé giúp tăng thể tích lồng ngực từ đó tăng dần dung tích sống.
  • Hít thở sâu đẩy được nhiều khí cặn ra ngoài.
  • Tích cực tập thể dục thể thao, phối hợp tập thở sâu và giảm nhịp thở thường xuyên từ bé, để có dung tích sống tốt.

2. Bài tập minh họa

Trồng nhiều cây xanh có lợi ích gì trong việc làm trong sạch bầu không khí quanh ta?

Hướng dẫn giải:

Cây xanh quang hợp sẽ lấy đi CO2 và thải ra khí O2. Khí O2 cần cho hoạt động hô hấp của con người và các sinh vật khác trên trái đất vì vậy trồng nhiều cây xanh 2 bên đường phố, nơi công sở, trường học, bệnh viện có tác dụng điều hòa thành phần không khí (chủ yếu là O2 và CO2): có lợi cho hô hấp, hạn chế ô nhiễm không khí ... Ngoài ra cây xanh còn có tác dụng lọc bụi, tạo bầu không khí trong lành.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hút thuốc lá có hại như thế nào cho hệ hô hấp?

Câu 2: Tại sao trong đường dẫn khí của hệ hô hấp đã có những cấu trúc và cơ chế chống bụi, bảo vệ phổi mà khi làm lao động vệ sinh hay đi đường vẫn cần đeo khẩu trang chống bụi?

Câu 3: Dung tích sống là gì? Quá trình luyện tập để tăng dung tích sống phụ thuộc vào các yếu tố nào?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp đó là:

A. Bụi

B. Nito oxit

C. Vi sinh vật gây bệnh

D. Tất cả các đáp án trên

Câu 2: Tác nhân nào gây viêm, sưng lớp niêm mạc, cản trở trao đổi khí; có thể gây chết ở liều cao?

A. Bụi

B. Nito oxit

C. Vi sinh vật gây bệnh

D. Lưu huỳnh oxit

Câu 3: Tác nhân nào chiếm chỗ của oxi trong máu (hồng cầu), làm giảm hiệu quả hô hấp, có thể gây chết?

A. Cacbon oxit

B. Lưu huỳnh oxit

C. Nito oxit

D. Bụi

Câu 4: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khói thuốc lá ?

A. Hêrôin

B. Côcain

C. Moocphin

D. Nicôtin

Câu 5: Chất độc nào dưới đây có nhiều trong khí thải ô tô và xe máy.

A. Cacbon oxit

B. Lưu huỳnh oxit

C. Nito oxit

D. Bụi

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được tác hại của tác nhân gây ô nhiễm không khí đối với hoạt động hô hấp.
  • Giải thích được cơ sở khoa học của việc luyện tập thể dục thể thao đúng cách.
  • Đề ra biện pháp luyện tập để có một hệ hô hấp khoẻ mạnh và tích cực hành động ngăn ngừa các tác nhân gây ô nhiễm không khí.
Ngày:07/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM