Lý 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường

Nội dung bài học dưới đây giúp các em nắm về tác dụng từ của dòng điện và từ trường. Từ đó giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó, nhằm giúp các em ôn tập và củng cố kiến thức. Mời các em cùng tham khảo.

Lý 9 Bài 22: Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Lực từ

Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kỳ đều gây ra tác dụng lưc ( gọi tắt là lực từ) lên kim nam châm đặt gần nó. Ta nói rằng dòng điện có tác dụng từ.

Thí nghiệm lực từ

1.2. Từ trường

a) Từ trường

  • Kim nam châm đươc gọi là nam châm thử.
  • Không gian xung quanh nam châm, xung quanh dòng điện gọi có khả năng tác dụng lực từ lên kim nam châm đặt trong nó. Ta nói trong không gian đó có từ trường.
  • Tại mỗi vị trí nhất định trong từ trường của thanh nam châm hoạc của dòng điện, kim nam châm đều chỉ một hướng xác định.

b) Cách nhận biết từ trường

  • Người ta không nhận biết được trực tiếp từ trường bằng giác quan mà phải  bằng các dụng cụ riêng: Dùng nam châm thử.
  • Nơi nào trong không gian có lực từ tác dụng lên kim nam châm thì nơi đó có Từ trường.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Ở mỗi vị trí, sau khi nam châm đã đứng yên, xoay cho nó lệch khỏi hướng vừa xác định, buông tay. Nhận xét hướng của kim nam châm sau khi đã trở lại vị trí cân bằng.

Hướng dẫn giải:

Kim nam châm luôn chỉ một hướng xác định.

Câu 2: Nếu có một kim nam châm thì em làm thế nào để phát hiện ra trong dây dẫn có dòng điện hay không?

Hướng dẫn giải:

Đặt kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm lệch hỏi hướng Nam- Bắc thì dây dẫn có dòng điện chạy qua.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Từ trường không tồn tại ở đâu?

Câu 2: Dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực lên kim nam châm đặt gần nó. Lực này là lực gì?

Câu 3: Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn để thử mà chỉ có một kim nam châm. Cách nào sau đây kiểm tra được pin có còn điện hay không?

Câu 4: Từ trường là gì?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.

B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm.

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Câu 2: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì

B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm.

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Câu 3: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì

B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm.

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Câu 4: Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?

A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì

B. Song song với kim nam châm.

C. Vuông góc với kim nam châm.

D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

4. Kết luận

Qua bài này, các em sẽ được làm quen với các kiến thức liên quan đến Tác dụng từ của dòng điện- Từ trường cùng với các bài tập liên quan theo nhiều cấp độ từ dễ đến khó…, các em cần phải nắm được: 

  • Nắm được khái niệm và tính chất của lực từ và từ trường.

  • Biết cách nhận biết từ trường.

Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM