Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế- Nhiệt giai
Muốn biết được nhiệt độ của người hoặc đồ vật, ta không thể dùng tay cảm nhận được. Mà phải dùng đến Nhiệt kế. Vậy thì nhiệt kế là gì, nó có cấu tạo và công dụng như thế nào? Mời các em học sinh cùng nhau tìm hiểu nội dung bài học.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Nhiệt kế
a) Nhiệt kế dùng để làm gì?
Để đo nhiệt độ, người ta dùng nhiệt kế.
b) Cấu tạo và nguyên tắc hoạt đông hoạt động của nhiệt kế
-
Cấu tạo: Bầu đựng chất lỏng, ống quản, thang chia độ.
-
Nhiệt kế thường dùng hoạt động dựa trên hiện tượng dãn nở vì nhiệt của các chất.
c) Các loại nhiệt kế
- Có nhiều loại nhiệt kế khác nhau như: Nhiệt kế rượu, nhiệt kế thuỷ ngân, nhiệt kế y tế...
- Nhiệt kế y tế
-
Nhiệt kế y tế có GHĐ từ \(35^oC\) đến \(42^oC\). Dùng để đo nhiệt độ cơ thể
- Nhiệt kế thủy ngân
-
Nhiệt kế thủy ngân có GHĐ từ \(-30^oC\) đến \(130^oC\) . Dùng để đo nhiệt độ trong các thí nghiệm
- Nhiệt kế rượu
-
Nhiệt kế rượu có GHĐ từ \(-20^oC\) đến \(50^oC\) . Dùng để đo nhiệt độ khí quyển
1.2. Thang nhiệt độ
a) Thang nhiệt độ Xenxiut
- Trong nhiệt giai Xenxiut :
-
Nhiệt độ nước đá đang tan là \(0^oC\).
-
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là \(100^oC\)
b) Thang nhiệt độ Frenhai
- Trong nhiệt giai Frenhai :
-
Nhiệt độ nước đá đang tan là \(32^oF\).
-
Nhiệt độ của hơi nước đang sôi là \(212^oF\)
\(1^oC\) tương ứng với \(1,8^oF\)
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Nêu đặc điểm của cấu tạo nhiệt kế y tế
Cấu tạo của nhiệt kế y tế có đặc điểm gì? Cấu tạo như vậy có dụng gì?
Hướng dẫn giải:
Nhiệt kế y tế có đặc điểm chỗ gần bầu, ống quản thắt lại.
Cấu tạo như vậy có tác dụng: khi lấy nhiệt kế ra khỏi cơ thể, thuỷ ngân gặp lạnh co lại bị bịt ở chỗ thắt không trở về bầu được, nhờ đó ta có thể đọc được chính xác nhiệt độ cơ thể.
2.2. Dạng 2: Xác định nhiệt độ của vật
Hãy tính xem 300C, 370C ứng với bao nhiêu 0F?
Hướng dẫn giải:
a) 300C ứng với bao nhiêu 0F?
300C = 00C +300C
= 320F + 30 .1,80F = 860F
b) 370C ứng với bao nhiêu 0F?
370C = 00C +370C
= 320F + 37 .1,80F = 98,60F
Vậy,
- 300C ứng với 860F.
- 370C ứng với 98,60F.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi?
Câu 2: Giá trị nhiệt độ đo được theo thang nhiệt độ Kenvin là 293K. Hỏi theo thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ đó có giá trị là bao nhiêu? Biết rằng mỗi độ trong thang nhiệt độ Kenvin (1K) bằng 1 độ trong thang nhiệt độ Xenxiut (1oC) và 0oC ứng với 273K.
Câu 3: Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là bao nhiêu?
Câu 4: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi nhúng một nhiệt kế rượu vào nước nóng, mực rượu trong ống nhiệt kế tăng lên vì:
A. ống nhiệt kế dài ra.
B. ống nhiệt kế ngắn lại.
C. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng rượu nở nhiều hơn.
D. cả ống nhiệt kế và rượu trong ống đều nở ra nhưng ống nhiệt kế nở nhiều hơn.
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nhiệt kế y tế có thể dùng để đo nhiệt độ cơ thể người.
B. Nhiệt kế thủy ngân có thể dùng để đo nhiệt độ trong lò luyện kim.
C. Nhiệt kế kim loại có thể đo nhiệt độ của bàn là đang nóng.
D. Nhiệt kế rượu có thể dùng để đo nhiệt độ của khí quyển.
Câu 3: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì
A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. nhiệt độ nóng chảy thấp.
C. nhiệt độ đông đặc cao.
D. tất cả các câu trên đều sai.
Câu 4: Quan sát các nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu thấy ở phần trên của nhiệt kế thường phình ra, chỗ phình ra đó có tác dụng
A. chứa lượng thủy ngân hoặc rượu khi dâng lên.
B. chứa lượng khí còn dư khi thủy ngân hoặc rượu dâng lên.
C. phình ra cho cân đối nhiệt kế.
D. nhìn nhiệt kế đẹp hơn.
4. Kết luận
Qua bài giảng Nhiệt kế- Nhiệt giai này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Biết được cấu tạo và nguyên lý hoạt động của nhiệt kế.
-
Biết được phân biệt nhiệt giai Xenxiút và nhiệt giai Frenhai
-
Sử dụng được nhiệt kế để đo nhiệt độ
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
- doc Lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- doc Lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- doc Lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- doc Lý 6 Bài 23: Thực hành: đo nhiệt độ
- doc Lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- doc Lý 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- doc Vật lý 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 28: Sự sôi
- doc Lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 30: Tổng kết chương 2 Nhiệt học