Sinh học 10 Bài 21: Ôn tập phần Sinh học tế bào

Trong bài học này các em được tổng kết lại toàn bộ kiến thức cơ bản về sinh học tế bào bao gồm 4 chương: Thành phần hoá hoc của tế bào, cấu trúc tế bào, chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào và phân bào giúp các em hệ thống, nắm vững kiến thức sinh học tế bào làm nền tảng cho phần sinh học cơ thể tiếp theo.

Sinh học 10 Bài 21: Ôn tập phần Sinh học tế bào

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thành phần hoá học cấu tạo tế bào

a. Thành phần hóa học ADN

+ 5 Nguyên tố cấu tạo: C, H, O, N và P.

+ Đơn phân cấu tạo nên ADN là các nuclêôtit

+ Mỗi nuclêôtit được cấu tạo từ:

  • Đường đêôxiribôza (C5H10O4)
  • Axitphôphorit (H3PO4)
  • Bazơnitơ: A (Ađênin), T(Timin), G(Guaxin), X(Xitôzin).

b. Các bậc cấu trúc ADN

- Cấu trúc bậc 1: Các Nu liên kết taojc chuỗi polinu.

- Cấu trúc bậc 2: ADN gồm hai mạch đơn (hai chuỗ polinucleotit) quấn đều quanh một trục tưởng tượng.

+ Chiều cao của mỗi vòng xoắn (1 chu kì xoắn) là 34Ao chứa 10 cặp nuclêôtit.

+Đường kính của vòng xoắn là 20Ao. (1nm = 10Ao).

+ Các nu liên kết theo nguyên tắc bổ sung:

  • A liên kết T = 2 liên kết hydro, và ngược lại.
  • G liên kết với X = 3 liên kết hydro, và ngược lại.

- Cấu trúc bậc 3: Cấu trúc bậc 2 có thể cuộn gập lại, hoặc xảy ra sự hóa xoắn thứ cấp.

Hình 21.2 Các bậc cấu trúc Prôtêin

c. Vai trò của ADN

- ADN là cơ sở vật chất của hiện tượng di truyền ở cấp độ phân tử.

- ADN có chức năng mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền.

- ADN cùng với prôtêin là cơ sở vật chất chủ yếu của sự sống.

1.2. Cấu trúc của tế bào

- Các bào quan tham gia cấu trúc tế bào

Hình 21.4 Các bào quan tham gia cấu tạo tế bào ở Động vật và thực vật

Bảng 21.1 Các bào quan tham gia cấu trúc màng tế bào và chức năng

1.3. Chuyển hoá vật chất và năng lượng trong tế bào

a. Quá trình quang hợp ở thực vật

Hình 21.5 Quá trình quang hợp ở thực vật

b. Hô hấp tế bào

Hình 21.6 Hô hấp tế bào

1.4 Quá trình phân bào

Quá trình nguyên phân

Hình ảnh quá trình nguyên phân

Quá trình giảm phân 1

Quá trình giảm phân 2

Quá trình hình thành giảm phân ở tế bào sinh dục

2. Bài tập minh họa

Phân biệt quang tổng hợp với hoá tổng hợp?

Hướng dẫn giải:

- Giống nhau: Đều tổng hợp chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể từ các chất vô cơ.

- Khác nhau:

  • Hóa tổng hợp: Đồng hoá CO2 nhờ năng lượng của các phản ứng ôxi hoá để tổng hợp các chất hữu cơ đặc trưng cho cơ thể.
  • Quang tổng hợp: Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ nhờ năng lượng ánh sáng do các sắc tố quang hợp hấp thu, được chuyển hoá và tích luỹ ở dạng năng lượng hóa học tiềm tàng trong các hợp chất hữu cơ của tế bào.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Trình bày cấu trúc, chức năng của lưới nội chất và bộ máy Gôngi? 

Câu 2: Trình bày mối liên quan và sự khác nhau giữa quang hợp và hô hấp?

Câu 3: Trình bày quá trình phân giải glucôzơ trong tế bào? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Khi cây trồng thiếu kali sẽ dẫn tới

A. tốc độ hút O2 bị giảm thay đổi hoạt tính enzim trong hô hấp, các hợp chất phôtpho hữu cơ và pôlisacarit bị phân giải, ngưng trệ tổng hợp protêin và các nuclêotit tự do.

B. giảm năng xuất quang hợp, trước hết giảm tốc độ dũng chất đồng hoá từ lá.

C. ức chế quá trình tạo hợp chất phốtpho hữu cơ gây hiện tượng tăng lượng monosacarit, ức chế sinh tổng hợp polisacarit, hoạt động của bộ máy tổng hợp prôtein kém hiệu quả, Riboxoom bị phân giải, sự hỡnh thành lục lạp bị hư hại.

D. hiện tượng ở đầu lá và mép lá bị hoá trắng sau đó hoá đen, phiến lá bị uốn cong rồi xoăn lại.

Câu 2: Cacbonhydrat cấu tạo nên màng sinh chất

A. chỉ có ở bề mặt phía ngoài của màng nó liên kết với prôtein hoặc lipit đặc trưng riêng cho từng loại tế bào có chức năng bảo vệ.

B. làm cho cấu trúc màng luôn ổn định và vững chắc hơn.

C. là nguồn dự trữ năng lượng cho tế bào.

D. Cả ba phương án đều đúng

Câu 3: Thành tế bào thực vật được hình thành bởi sự liên kết giữa

A. các phân tử xenlulôzơ với nhau.

B. các đơn phân glucôzơ với nhau.

C. các vi sợi xenlucôzơ với nhau. 

D. các phân tử fructôzơ.

Câu 4: Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?

A. Các tế bào đang ở các kì khác nhau

B. Một số tế bào đang ở cùng một kì

C. Một số tế bào không nhìn rõ NSt

D. Tất cả các trường hợp trên

Câu 5: Dưới kính hiển vi, hình thái NST rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào?

A. kì đầu

B. kì giữa

C. kì sau

D. kì cuối

4. Kết luận

- Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Hệ thống lại những kiến thức cơ bản về phần sinh học tế bào.
  • Nắm được những cốt lõi kiến thức của từng chương.
Ngày:10/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM