Sinh học 7 Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm
Cùng eLib ôn tập và củng cố các kiến thức về cấu tạo ngoài và trong của các loài thân mềm thông qua nội dung Bài 20: Thực hành: Quan sát một số thân mềm. Mời các em cùng tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cấu tạo vỏ
1- Đỉnh vỏ; 2- Mặt trong vòng xoắn; 3- Vòng xoắn cuối; 4- Lớp xà cừ; 5- Lớp sừng ở ngoài
1- Giai vỏ; 2- Vết các lớp đá vôi
Dựa vào hình ảnh cấu tạo vỏ của một số động vật thân mềm ta có thể thấy:
- Vỏ ốc có cấu tạo phức tạp nhất, còn đầy đủ cấu tạo 3 lớp, thích nghi với lối sống bò chậm chạp.
- Cấu tạo đơn giản nhất là mai mực chỉ còn lớp gia phát triển (phần còn lại của vỏ tiêu giảm) thích nghi với lối sống bơi lội tích cực trong nước biển.
1.2. Cấu tạo ngoài
- Cơ thể mực là đối tượng giúp quan sát rõ cấu tạo ngoài của thân mềm
1- Tua dài; 2- Tua ngắn; 3- Mắt; 4. Đầu; 5- Thân; 6- Vây bơi; 7- Giác bám
- Cấu tạo ngoài của một số loài thân mềm khác
1- Chân trai; 2- Lớp áo; 3- Tấm mang
4- Ống hút; 5- Ống thoát; 6- Vết bám cơ khép vỏ; 7- Cơ khép vỏ; 8- Vỏ trai
1.3. Cấu tạo trong
Vì khoang cơ thể ở ốc sên và trai sông tiêu giảm nên rất khó để quan sát. Để quan sát cấu tạo trong của thân mềm một cách thuận tiện ta có thể quan sát cấu tạo trong của mực
1- Áo; 2- Mang; 3- Khuy cài áo; 4-Tua dài; 5- Miệng; 6- Tua ngắn
7- Phễu phụt nước; 8- Hậu môn; 9- Tuyến sinh dục
2. Một số loài động vật thân mềm
3. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nêu được cấu tạo trong và ngoài của một số loài động vật thân mềm
- Phân biệt được một số loài động vật thân mềm.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 7 Bài 18: Trai sông
- doc Sinh học 7 Bài 19: Một số thân mềm khác
- doc Sinh học 7 Bài 21: Đặc điểm chung và vai trò của ngành Thân mềm