Tin học 8 Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình
Mục đích của nội dung bài học bài Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình nhằm giúp các em biết được: ngôn ngữ lập trình gồm các thành phần cơ bản là bảng chữ cái và các quy tắc để viết chương trình, câu lệnh; ngôn ngữ lập trình có tập hợp các từ khóa dành riêng cho mục đích sử dụng nhất định; tên trong ngôn ngữ lập trình là do người lập trình đặt ra, khi đặt tên phải tuân thủ các quy tắc của ngôn ngữ lập trình;... Mời các em cùng theo dõi nội dung bài học dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt ký thuyết
1.1. Ví dụ về chương trình
Cho chương trình viết bằng ngôn ngữ lập trình Pascal:
Chương trình có thể có nhiều câu lệnh, mỗi câu lệnh gồm các cụm từ khác nhau được tạo từ các chữ cái.
1.2. Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
Mỗi ngôn ngữ lập trình thường gồm 2 thành phần cơ bản: bảng chữ cái và các quy tắc viết lệnh
-
Bảng chữ cái
-
Mọi ngôn ngữ lập trình đều có bảng chữ cái riêng
-
Các câu lệnh chỉ được viết từ các chữ cái trong bảng chữ cái của ngôn ngữ lập trình
-
Bảng chữ cái của các ngôn ngữ lập trình thường gồm:
-
-
Các quy tắc
-
Mỗi câu lệnh trong chương trình đều có quy tắc quy định cách viết các từ và thứ tự của chúng.
-
Mỗi câu lệnh đều có một ý nghĩa nhất định xác định thao tác mà máy tính cần thực hiện và kết quả đạt được.
-
Ví dụ:
-
1.3. Từ khóa và tên
a. Từ khóa
-
Từ khóa là những từ dành riêng, không được dùng cho bất kì mục đích nào khác ngoài mục đích sử dụng do ngôn ngữ lập trình quy định
-
Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có một số từ khóa nhất định
Ví dụ:
b. Tên
-
Tên dùng để nhận biết và phân biệt các đại lượng và đối tượng trong chương trình
-
Tên do người lập trình đặt theo các qui tắc của ngôn ngữ lập trình và chương trình dịch
Ví dụ:
* Lưu ý:
-
Hai đại lượng khác nhau trong một chương trình phải có tên khác nhau.
-
Tên không được trùng với các từ khóa
* Quy tắc đặt tên trong ngôn ngữ lập trình Pascal:
-
Không bắt đầu bằng chữ số
-
Không chứa dấu cách
1.4. Cấu trúc chung của chương trình
Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm hai phần:
[ < Phần khai báo > ]
< Phần thân chương trình >
Trong đó:
-
Phần khai báo có thể có hoặc không
-
Phần thân chương trình bắt buộc phải có
a. Phần khai báo
Phần khai báo gồm:
-
Khai báo tên chương trình
-
Khai báo các thư viện: chứa các lệnh viết sẵn có thể dùng trong chương trình
b. Phần thân chương trình
Gồm các câu lệnh mà máy tính cần thực hiện
Ví dụ:
1.5. Ví dụ về ngôn ngữ lập trình
a. Soạn thảo chương trình
Trong cửa sổ chương trình dùng bàn phím để soạn thảo chương trình
b. Dịch chương trình
-
Nhấn tổ hợp phím Alt + F9
-
Chương trình dịch sẽ kiểm tra lỗi chính tả và cú pháp
c. Chạy chương trình
Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Hãy chỉ ra những tên không hợp lệ trong Pascal. Vì sao?
A. Bai toan
B. 8A1
C. So_hoc_sinh
D. R1
Hướng dẫn giải:
Tên không hợp lệ là A (có chứa dấu cách), B (bắt đầu bằng số)
Câu 2: Cấu trúc chung của chương trình trong ngôn ngữ lập trình có những phần nào?
Hướng dẫn giải:
Cấu trúc chung của chương trình trong ngôn ngữ lập trình gồm 2 phần: phần khai báo và phần thân chương trình.
Câu 3: Trong ngôn ngữ lập trình Pascal để dịch chương trình và chạy chương trình ta phải thực hiện thao tác gì?
Hướng dẫn giải:
Trong ngôn ngữ lập trình Pascal để:
-
Dịch chương trình: Nhấn tổ hợp phím Alt + F9
-
Chạy chương trình: Nhấn tổ hợp phím Ctrl + F9
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nêu các thành phần cơ bản của một ngôn ngữ lập trình.
Câu 2: Nêu sự khác nhau giữa từ khóa và tên. Nêu cách đặt tên trong chương trình.
Câu 3: Hãy cho biết các thành phần chính trong cấu trúc của chương trình.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Ngôn ngữ lập trình gồm những gì?
A. tập hợp các kí hiệu và quy tắt viết các lệnh
B. tạo thành một chương trình hoàn chỉnh
C. và thực hiện được trên máy tính
D. Cả A, B và C
Câu 2: Từ khoá của một ngôn ngữ lập trình là gì?
A. là những từ dành riêng
B. cho một mục đích sử dụng nhất định
C. cho những mục đích sử dụng nhất định
D. A và C
Câu 3: Tên chương trình do ai đặt?
A. học sinh
B. sinh viên
C. người lập trình
D. A và B
Câu 4: Để dễ sử dụng, em nên đặt tên chương trình như thế nào?
A. ngắn gọn
B. dễ hiểu
C. dễ nhớ
D. A, B và C
Câu 5: Cấu trúc chung của mọi chương trình gồm mấy phần?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6: Phần khai báo gồm các câu lệnh dùng để làm gì?
A. Khai báo tên chương trình
B. Khai báo các thư viện
C. Khai báo tên chương trình và khai báo các thư viện
D. Khai báo từ khóa
Câu 7: Để chạy chương trình em nhấn tổ hợp phím nào?
A. Alt+F9
B. Ctrl+F9
C. Shift+F9
D. Alt+F2
Câu 8: Cách đặt tên nào sau đây không đúng?
A. Tugiac
B. CHUNHAT
C. Tam giac
D. a_b_c
Câu 9: Trong ngôn ngữ lập trình, từ khóa và tên:
A. Có ý nghĩa như nhau
B. Người lập trình phải tuân theo qui tắc của ngôn ngữ lập trình đó
C. Có thể trùng nhau
D. Các câu trên đều đúng
Câu 10: Từ khóa dùng để khai báo là:
A. Program, Uses
B. Program, Begin, End
C. Programe, Use
D. Begin, End
4. Kết luận
Sau khi học xong Bài 2: Làm quen với chương trình và ngôn ngữ lập trình, các em cần ghi nhớ:
-
Ngôn ngữ lập trình là tập hợp các kí hiệu và quy tắc viết các lệnh.
-
Từ khóa: tập hợp các từ dành riêng cho những mục đích sử dụng nhất định của ngôn ngữ lập trình.
-
Tên để phân biệt các đại lượng trong chương trình và do người lập trình đặt.
-
Cấu trúc chương trình thường gồm hai phần là phần khai báo và phần thân chương trình
Tham khảo thêm
- doc Tin học 8 Bài thực hành 3: Khai báo và sử dụng biến
- doc Tin học 8 Bài 5: Từ bài toán đến chương trình
- doc Tin học 8 Bài 6: Câu lệnh điều kiện
- doc Tin học 8 Bài thực hành 4: Sử dụng câu lệnh điều kiện If…Then
- doc Tin học 8 Bài 7: Câu lệnh lặp
- doc Tin học 8 Bài thực hành 5: Sử dụng lệnh lặp For…Do
- doc Tin học 8 Bài 8: Lặp với số lần chưa biết trước
- doc Tin học 8 Bài thực hành 6: Sử dụng lệnh lặp While…Do
- doc Tin học 8 Bài 9: Làm việc với dãy số
- doc Tin học 8 Bài thực hành 7: Xử lý dãy số trong chương trình
- doc Tin học 8 Bài 1: Máy tính và chương trình máy tính
- doc Tin học 8 Bài thực hành 1: Làm quen với Turbo Pascal
- doc Tin học 8 Bài 3: Chương trình máy tính và dữ liệu
- doc Tin học 8 Bài thực hành 2: Viết chương trình để tính toán
- doc Tin học 8 Bài 4: Sử dụng biến trong chương trình