Lý 6 Bài 18: Sự nở vì nhiệt của chất rắn
Các chất rắn nở ra vì nhiệt như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên, eLib xin chia sẻ với các em bài dưới đây. Từ bài học các em có thể vận dụng, giải được các dạng bài tập từ dễ đến khó. Mời các em tham khảo.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thí nghiệm
a) Thí nghiệm 1
- Trước khi hơ nóng quả cầu, quả cầu lọt qua vòng kim loại.
- Sau khi hơ nóng quả cầu, quả cầu không còn lọt qua vòng kim loại.
- Nhúng quả cầu đã được hơ nóng vào nước lạnh rồi thử thả qua vòng kim loại, quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.
b) Thí nghiệm 2
- Ở đầu cán (chuôi) dao, liềm bằng gỗ thường có một đai bằng sắt gọi là cái khâu dùng để giữ chặt lưỡi dao hay lưỡi liềm. Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu rồi mới tra vào cán vì khi được nung nóng, khâu nở ra dễ lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại xiết chặt vào cán.
- Có hai loại co (dãn) của chất rắn:
- Sự nở dài: nở hoặc co lại theo chiều dài.
- Sự nở khối: vật to lên hoặc bé đi theo thể tích.
- Đặc điểm sự nở vì nhiệt của chất rắn: Các chất rắn khác nhau thì sự nở về nhiệt của chúng cũng khác nhau.
- Bảng 1: Độ tăng chiều dài của các thanh chất rắn khác nhau có chiều dài ban đầu là 100 cm khi nhiệt độ tăng thêm 500C.
1.2. Rút ra kết luận
- Chất rắn nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi.
- Chú ý :
-
Sự nở vì nhiệt theo chiều dài (sự nở dài) của vật rắn có nhiều ứng dụng trong đời sống và kĩ thuật.
-
Các chất rắn khác nhau nở vì nhiệt khác nhau. Nhôm nở nhiều nhất, rồi đến đồng, sắt.
1.3. Phương pháp giải
- Giải thích các hiện tượng trong đời sống.
+ Để giải thích các hiện tượng trong đời sống ta dựa vào các tính chất dãn nở vì nhiệt của chất rắn sau đây:
- Các chất rắn đều nở ra khi nóng lên và co lại khi lạnh đi.
- Các chất rắn khác nhau thì dãn nở vì nhiệt cũng khác nhau.
- Cùng một chất, nơi nào nóng nhiều hơn thì dãn nở cũng nhiều hơn.
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Tại sao sau khi nhúng vào nước lạnh quả cầu lại lọt qua vòng kim loại?
Hướng dẫn giải:
Sau khi nhúng vào nước lạnh quả cầu nguội đi, thể tích quả cầu giảm so với lúc hơ nóng.
⇒ Quả cầu lại lọt qua vòng kim loại.
Câu 2: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
Hướng dẫn giải:
Khi lắp khâu, người thợ rèn phải nung nóng khâu dao, liềm vì khi được nung nóng, khâu nở ra để lắp vào cán, khi nguội đi khâu co lại sẽ siết chặt vào cán.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Cho ba thanh kim loại đồng, nhôm, sắt có cùng chiều dài ban đầu là 100 cm. Khi tăng thêm 500C thì độ tăng chiều dài của chúng theo thứ tự trên lần lượt là 0,12 cm; 0,086 cm; 0,060 cm. Trong ba chất đồng, nhôm và sắt, cách sắp xếp nào sau đây là đúng theo thứ tự từ chất dãn nở vì nhiệt nhiều nhất đến chất dãn nở vì nhiệt ít nhất?
Câu 2: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó?
Câu 3: Người ta sử dụng hai cây thước khác nhau để đo chiều dài. Một cây thước bằng nhôm và một cây thước làm bằng đồng. Nếu nhiệt độ tăng lên thì dùng hai cây thước để đo thì cây thước nào sẽ cho kết quả chính xác hơn? Biết đồng nở vì nhiệt kém hơn nhôm.
Câu 4: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm.
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì
A. khối lượng của vật giảm đi.
B. thể tích của vật giảm đi.
C. trọng lượng của vật giảm đi.
D. trọng lượng của vật tăng lên.
Câu 2: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây?
A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ.
C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.
Câu 3: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Khối lượng của hòn bi tăng.
B. Khối lượng của hòn bi giảm.
C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng.
D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm.
Câu 4: Chọn phương án đúng.
Một vật hình hộp chữ nhật được làm bằng sắt. Khi tăng nhiệt độ của vật đó thì
A. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao tăng.
B. Chỉ có chiều dài và chiều rộng tăng.
C. Chỉ có chiều cao tăng.
D. Chiều dài, chiều rộng và chiều cao không thay đổi.
4. Kết luận
Qua bài giảng Sự nở vì nhiệt của chất rắn này, các em cần hoàn thành 1 số mục tiêu mà bài đưa ra như:
-
Mô tả được hiện tượng nở vì nhiệt của chất rắn.
-
Nhận biết được các chất rắn khác nhau, nở vì nhiệt khác nhau.
-
Vận dụng được kiến thức về sự nở vì nhiệt của chất rắn để giải thích được một số hiện tượng và ứng dụng thực tế.
Tham khảo thêm
- doc Lý 6 Bài 19: Sự nở vì nhiệt của chất lỏng
- doc Lý 6 Bài 20: Sự nở vì nhiệt của chất khí
- doc Lý 6 Bài 21: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- doc Vật lý 6 Bài 22: Nhiệt kế- Nhiệt giai
- doc Lý 6 Bài 23: Thực hành: đo nhiệt độ
- doc Lý 6 Bài 24: Sự nóng chảy và sự đông đặc
- doc Lý 6 Bài 25: Sự nóng chảy và sự đông đặc (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 26: Sự bay hơi và sự ngưng tụ
- doc Vật lý 6 Bài 27: Sự bay hơi và sự ngưng tụ (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 28: Sự sôi
- doc Lý 6 Bài 29: Sự sôi (tiếp theo)
- doc Lý 6 Bài 30: Tổng kết chương 2 Nhiệt học