Lịch Sử 7 Bài 18: Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV
Mời các em theo dõi bài học: "Cuộc kháng chiến của nhà Hồ và phong trào khởi nghĩa chống quân Minh đầu thế kỉ XV". Qua bài học, các em sẽ được tìm hiểu về hoàn cảnh xâm lược của quân Minh cũng như cách cai trị của nhà Minh trên đất nước ta.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Cuộc xâm lược của nhà Minh và sự thất bại của nhà Hồ
- 11/1406, nhà Minh huy động 20 vạn quân và hàng chục vạn dân phu do tướng Trương Phụ cầm đầu chia làm hai cánh tràn bào biên giới nước ta.
- Quân Minh tràn qua biên giới ở Lạng Sơn, nhà Hồ chống cự không được phải rút lui về bờ Nam sông Nhị (sông Hồng) và cố thủ ở thành Đa Bang (Ba Vì – Hà Nội).
- Cuối 1/1407, quân Minh chiếm thành Đa Bang rồi tràn xuống chiếm Đông Đô (Thăng Long), nhà Hồ lui về Tây Đô (Thanh Hóa).
- Tháng 4/1407, quân Minh chiếm Tây Đô, nhà Hồ chạy về Hà Tĩnh, Hồ Qúy Ly bị bắt vào tháng 6/1407. Cuộc kháng chiến của nhà Hồ bị thất bại.
1.2. Chính sách cai trị của nhà Minh
- Chính trị: Xoá bỏ quốc hiệu nước ta, đổi thành quận Giao Chỉ sát nhập vào Trung Quốc.
- Kinh tế:
+ Đặt hàng trăm thứ thuế.
+ Bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc làm nô tì.
- Văn hoá:
+ Thi hành chính sách đồng hoá, ngu dân.
+ Bắt dân ta phải bỏ phong tục, tập quán theo phong tục của người Trung Quốc.
+ Tiêu hủy sách quý, mang về nhà Trung Quốc nhiều sách có giá trị.
1.3. Những cuộc khởi nghĩa của quý tộc nhà Trần
a. Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 – 1409)
- 10/1407, Trần Ngỗi tự xưng là Giản Định hoàng đế
- 12/1408, nghĩa quân đánh tan quân Minh ở Bô Cô (Nam Định)
- 1409, giết hai tướng Đặng Tuất và Nguyễn Cảnh Chân
=> Cuộc khởi nghĩa thất bại.
b. Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 – 1414)
- Năm 1409, Trần Quý Khoáng lên ngôi, lấy hiệu là Trùng Quang đế phát động khởi nghĩa.
- Khởi nghĩa phát triển nhanh chóng, lan rộng từ Thanh Hoá => Thuận Hoá.
- Năm 1411, quân Minh tấn công nghĩa quân ở Thanh Hóa, nghĩa quân rút vào Thuận Hóa.
- Đến năm 1413, quân minh đánh vào Thuận Hóa, khởi nghĩa bị dập tắt.
2. Luyện tập
Câu 1: Theo em vì sao quân Minh xâm lược nước ta?
Gợi ý trả lời
Vì chúng muốn xâm chiếm nước ta. Bằng chứng là khi vừa chiếm được Thăng Long, chúng đã liều lĩnh tuyên bố: “An Nam vốn là quận Giao Chỉ” nên “xin cho nội thuộc như cũ”.
Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ nhanh chóng bị thất bại vì lí do gì?
Gợi ý trả lời
Do đường lối chiến tranh sai lầm, không dựa vào dân, mà chỉ dựa vào quân đội.
Câu 3: Sau khi thiết lập bộ máy thống trị trên khắp nước ta, nhà Minh đã thi hành chính sách đô hộ hết sức thâm độc và tàn bạo. Em hãy nêu một số chính sách tiêu biểu và hậu quả của nó.
Gợi ý trả lời
- Chính sách: Xóa bỏ quốc hiệu của ta, đổi thành quận Giao Chỉ, sáp nhập nước ta vào Trung Quốc. Thi hành chính sách đồng hóa, bóc lột tàn bạo. Đặt hàng trăm thứ thuế, bắt phụ nữ, trẻ em đưa về Trung Quốc…
- Hậu quả: Nước ta bị đô hộ. Đời sống nhân dân vô cùng cực khổ, bị bóc lột nặng nề. Nhiều cuộc khởi nghĩa đã nổ ra.
Câu 4: Nêu tên một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu đầu thế kỉ XV
Gợi ý trả lời
- Khởi nghĩa Trần Ngỗi (1407 - 1409) ở Ninh Bình
- Khởi nghĩa Trần Quý Khoáng (1409 - 1414) ở Nghệ An
3. Kết luận
Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:
- Sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc chiến chống quân Minh
- Chính sách cai trị tàn bạo của nhà Minh sau khi sau khi chiếm được nước ta
- Sự nổi dậy của quý tộc Nhà Trần
Tham khảo thêm
- doc Lịch Sử 7 Bài 19: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn
- doc Lịch Sử 7 Bài 20: Nước Đại Việt thời Lê Sơ
- doc Lịch Sử 7 Bài 21: Ôn tập chương IV