Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

Cùng eLib ôn tập các kiến thức như: tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp, ưu thế lai, cơ sở di truyền của hiện tượng ưu thế lai, phương pháp tạo ưu thế lai. Xây dựng niềm tin đối với khoa học về công tác giống thông qua nội dung bài 18 trong chương trình Sinh học 12. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

Sinh học 12 Bài 18: Chọn giống vật nuôi và cây trồng dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tạo giống thuần dựa trên nguồn biến dị tổ hợp

- Nguồn vật liệu chọn giống 

  • Biến dị tổ hợp
  • Đột biến
  • ADN tái tổ hợp

- Các bước tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp:

  • Tạo dòng thuần chủng có kiểu gen khác nhau
  • Lai giống để tạo ra các tổ hợp gen khác nhau
  • Chọn lọc ra những tổ hợp gen mong muốn
  • Những tổ hợp gen mong muốn sẽ cho tự thụ phấn hoặc giao phối gần để " các dòng thuần

- Ví dụ: sơ đồ lai minh hoạ quá trình chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn

Sơ đồ lai minh hoạ quá trình chọn lọc các tổ hợp gen mong muốn

1.2. Tạo giống lai có ưu thế lai cao

a. Khái niệm ưu thế lai

  • Ưu thế lai là hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội so với các dạng bố mẹ
  • Ưu thế lai đạt cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ suy ra đây là lí do không dùng con lai Flàm giống, chỉ dùng vào mục đích kinh tế

b. Cơ sở di truyền của ưu thế lai

  • Có nhiều giả thuyết giải thích cơ sở di truyền của ưu thế lai, trong đó giả thuyết siêu trội được nhiều người thừa nhận. Giả thuyết này cho rằng “ở trạng thái dị hợp về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có được kiểu hình vượt trội nhiều mặt so với dạng bố mẹ có nhiều gen ở trạng thái đồng hợp tử”
  • Theo giả thuyết siêu trội: ở trạng thái dị hợp tử về nhiều cặp gen khác nhau, con lai có kiểu hình vượt trội về nhiều mặt so với các dạng bố mẹ.
  • Khi cho con lai có ưu thế lai cao tự thụ phấn thì ưu thế lai sẽ giảm dần qua các thế hệ do các gen trở về trạng thái đồng hợp tử

c. Phương pháp tạo ưu thế lai

- Tạo dòng thuần: cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ

- Lai các dòng thuần chủng với nhau để tìm các tổ hợp lai có ưu thế lai cao nhất

+ Ưu điểm: con lai có ưu thế lai cao sử dụng vào mục đích kinh tế (không làm giống)

+ Nhược điểm:

  • Tốn nhiều thời gian và công sức
  • Khó duy trì
  • Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 sau đó giảm dần qua các thế hệ

e. Thành tựu ứng dụng ưu thế lai trong sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam

  • Vật nuôi: Lợn lai kinh tế, bò lai....
  • Cây trồng: Ngô lai Baiosit, các giống lúa....

Tạo giống lúa mới

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Hãy kể thêm các thành tựu tạo giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới mà em biết.

Hướng dẫn giải

Các thành tựu tạo giống vật nuôi, cây trồng có ưu thế lai cao ở Việt Nam và trên thế giới:

- Lai lợn Lađrat Ấn Độ với lợn Ỉ Móng Cái tạo lợn có ưu thế lai năng suất cao 1 tạ/10 tháng tuổi. Tỉ lệ nạc > 40%.

- Tạo giống cà chua HT.42 có chất lượng cao, khẩu vị ngọt, quả chắc, có thể cát giữ và vận chuyển mà không gây hỏng.

- Tạo giống lúa mới HTY100, cho gạo thơm ngon,cơm mềm.

Câu 2: Giống gà Plimút có gen trội A gây màu lông vằn liên kết với NST X, gen lặn a gây màu lông đen được tìm thấy ở giống gà Ápta. Hãy tiến hành phép lai như thế nào để có thể đánh dấu được giới tính ở gà con mới nở. Viết rõ sơ đồ lai.

Hướng dẫn giải

  • Muốn đánh dấu giới tính ở gà con mới nở cần làm cho kiểu hình mang gen lặn xuất hiện ở giới mang NST giới tính \({X^a}Y\) (gà mái lông đen).
  • Vậy phép lai cần tiến hành là:

P: thuần chủng \({X^a}{X^a}\) (gà trống lông đen) x \({X^A}Y\) (gà mái lông vằn)

Giao tử P                            \({X^a}\)                              \({X^A}\); Y

F1: \({X^A}{X^a}\) (gà trống lông vằn);  \({X^a}Y\) (gà mái lông đen)

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Hiện tượng ưu thế lai là gì? Nêu cơ sở di truyền học, ưu điểm và nhược điểm của phương pháp tạo giống mới có ưu thế lai?

Câu 2: Nêu phương pháp tạo giống lai cho ưu thế lai?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hiện tượng con lai có năng suất, phẩm chất, sức chống chịu, khả năng sinh trưởng và phát triển vượt trội bố mẹ gọi là:

A. thoái hóa giống

B. ưu thế lai

C. bất thụ

D. siêu trội

Câu 2: Nguồn nguyên liệu làm cơ sở vật chất để tạo giống mới là

A. biến dị thường biến

B. các biến dị đột biến

C. các ADN tái tổ hợp

D. các biến dị tổ hợp

Câu 3: Phát biểu nào sau đây là đúng về ưu thế lai?

A. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở đời F1, sau đó giảm dần qua các thế hệ

B. Ưu thế lai biểu hiện ở đời F1, sau đó tăng dần qua các thế hệ

C. Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp không phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen

D. Ưu thế lai biểu hiện ở con lai cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng cặp gen đồng dị hợp tử có trong kiểu gen

Câu 4: Đối với cây trồng, để duy trì và cùng cố ưu thế lai người ta có thể sử dụng

A. sinh sản sinh dưỡng

B. sinh sản hữu tính

C. tự thụ phấn

D. lai khác thứ

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được các nguồn vật liệu chọn giống và các phương pháp gây đột biến nhân tạo, lai giống
  • Giải thích được cơ chế phát sinh và vai trò của biến dị tổ hợp trong qúa trình tạo dòng thuần
  • Giải thích được thế nào là ưu thế lai và cơ sở khoa học của ưu thế lai
  • Trình bày các phương pháp tạo ưu thế lai​
Ngày:03/08/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết Trịnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM