Sinh học 6 Bài 18: Biến dạng của thân
Cũng giống như rễ, thân cũng có những biến dạng để giúp cây thích nghi với môi trường. Vậy cây có những loại thân biến dạng nào mời các em cùng tìm hiểu thông qua nội dung bài giảng Sinh học 6 Bài 18
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Quan sát và ghi lại những thông tin về một số loại thân biến dạng
- Quan sát 1 số hình ảnh về củ:
1-Thân củ ở dưới mặt đất của cây khoai tây (cây mang chồi)
2-Thân củ ở trên mặt đất của cây su hào
3-Thân rễ và thân trên mặt đất của cây gừng
4-Thân rễ ở dưới mặt đất của cây dong ta
+ Điểm giống và khác nhau giữa các loại củ:
- Giống nhau: Có chồi, lá (là thân); củ phình to (chứa chất dự trữ)
- Khác nhau: Củ gừng, dong có dạng rễ, dưới mặt đất; Củ su hào, khoai tây có dạng tròn, to
- Quan sát cây xương rồng và trả lời các câu hỏi sau:
- Thân cây xương rồng mọng nước có tác dụng gì? Dự trữ
- Sống trong điều kiện nào lá biến đổi thành gai? Điều kiện thiếu nước
- Kể tên một số cây mọng nước mà em biết? ⇒ Thuốc bỏng, lô hội, dứa, thanh long …
- Ví dụ cây mọng nước trong thực tế
⇒ Có 3 kiểu biến dạng của thân:
- Thân củ: củ khoai tây, su hào,…
- Thân rễ: củ dong ta, củ gừng, nghệ, giềng…
- Thân mọng nước: cây xương rồng, cành giao, sen đá, thanh long, nha đam…
1.2. Đặc điểm, chức năng của một số loại thân biến dạng
2. Bài tập minh họa
Câu 1: Thân củ có đặc điểm gì? Kể tên một số loại cây có thân củ?
Hướng dẫn giải
Thân củ phình to để chứa chất dự trữ, trên thân củ có chồi, lá.
Câu 2: Thân rễ có đặc điểm gì? Kể tên một số loại cây có thân rễ?
Hướng dẫn giải
Thân rễ nằm dưới mặt đất, có dạng rễ, để chứa chất dự trữ.
Câu 3: Củ hành có phải là thân biến dạng không?
Hướng dẫn giải
Củ hành là thân biến dạng: Thân củ (Thân hành)
Thân hành: Đoạn thân thẳng đứng, ngắn, bao phủ bởi lá biến dạng mọng nước và dày.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Thân củ có đặc điểm gì? Chức năng của thân củ đối với cây? Cho ví dụ?
Câu 2: Thân rễ có đặc điểm gì? Chức năng của thân rễ đối với cây? Cho ví dụ?
Câu 3: Kể tên một số cây thuộc loại thân rễ và nêu công dụng, tác hại của chúng?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Cây nào dưới đây không có thân củ?
A. Cây chuối
B. Cây củ đậu
C. Cây su hào
D. Cây khoai tây
Câu 2: Cây nào dưới đây có thân rễ?
A. Tre
B. Khoai tây
C. Cà chua
D. Bưởi
Câu 3: Cây nào dưới đây không có thân củ?
A. Cây chuối
B. Cây củ đậu
C. Cây su hào
D. Cây khoai tây
Câu 4: Dạng thân mọng nước được tìm thấy ở loài thực vật nào dưới đây?
A. Lá lốt
B. Cau
C. Lê gai
D. Vạn niên thanh
4. Kết luận
Sau khi học xong bài này các em cần:
- Nhận biết được những đặc điểm chủ yếu về hình thái pìu hợp với chức năng của một số loại thân biến dạng qua quan sát mẫu vật thật, tranh ảnh.
- Nhận dạng được một số loại thân biến dạng trong thiên nhiên.
Tham khảo thêm
- doc Sinh học 6 Bài 13: Cấu tạo ngoài của thân
- doc Sinh học 6 Bài 14: Thân dài ra do đâu?
- doc Sinh học 6 Bài 15: Cấu tạo trong của thân non
- doc Sinh học 6 Bài 16: Thân to ra do đâu?
- doc Sinh học 6 Bài 17: Vận chuyển các chất trong thân