Địa lí 10 Bài 17: Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng
Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về thổ nhưỡng quyển, các nhân tố hình thành thổ nhưỡng trong chương trình Địa lí 10, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 17 Địa lí 10. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Thổ nhưỡng
- Thổ nhưỡng (đất) là lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa, được đặc trưng bởi độ phì.
- Độ phì của đất: Là khả năng cung cấp nhiệt, khí, nước các chất dinh dưỡng cần thiết cho thực vật sinh trưởng và phát triển.
- Thổ nhưỡng quyển là lớp vỏ chứa vật chất tơi xốp nằm ở bề mặt lục địa, nơi tiếp xúc với khí quyển, thạch quyển, sinh quyển.
1.2. Các nhân tố hình thành đất
a. Đá mẹ
- Là những sản phẩm phong hóa từ đá gốc, cung cấp chất vô cơ cho đất, quyết định thành phần cơ giới, khoáng vật, ảnh hưởng trực tiếp tính chất lí, hóa của đất.
b. Khí hậu
- Ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua nhiệt - ẩm
- Nhiệt, ẩm ảnh hưởng đến sự hòa tan, rửa trôi, tích tụ vật chất.
- Khí hậu ảnh hưởng gián tiếp qua tác động: khí hậu --> sinh vật --> đất.
c. Sinh vật
- Thực vât: Cung cấp vật chất hữu cơ, rễ phá hủy đá.
- Vi sinh vật: Phân giải xác súc vật tạo mùn.
- Động vật: sống trong đất là biến đổi tính chất đất (giun, kiến mối).
d. Địa hình
- Địa hình dốc: đất bị xói mòn, tầng phong hóa mỏng.
- Địa hình bằng phẳng: bồi tụ là chủ yếu , tầng phong hóa dày.
- Địa hình: Ảnh hưởng đến khí hậu vành đai đất khác nhau theo độ cao.
e. Thời gian
- Thời gian hình thành đất là tuổi đất.
- Tuổi của đất là nhân tố biểu thị thời gian tác động của các yếu tố hình thành đất dài hay ngắn, còn thể hiện cường độ của các quá trình tác động đó.
- Vùng nhiệt đới, cận nhiệt: đất nhiều tuổi.
- Vùng ôn đới, cực: đất ít tuổi.
g. Con người
- Hoạt động tích cực: nâng độ phì cho đất, chống xói mòn.
- Hoạt động tiêu cực: đốt rừng làm nương rẫy, xói mòn đất.
2. Luyện tập
Câu 1: Từ vị trí lớp phủ thổ nhưỡng (hình 17), hãy cho biết vai trò của lớp phủ thổ nhưỡng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người.
Gợi ý làm bài
Là nơi cư trú và tiến hành mọi hoạt động sản xuất và đời sống của con người (đặc biệt là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp):
- Trong nông - lâm nghiệp: đất để canh tác cây lương thực, thực phẩm; cây công nghiệp, trồng rừng...
- Trong công nghiệp và đời sống: mặt đất là nơi xây dựng các cơ sở sản xuất, nhà máy, các công trình cơ sở vật chất kĩ thuật -cơ sở hạ tầng...
Câu 2: Hãy lấy một vài ví dụ về ảnh hưởng của đá mẹ đến đặc điểm của đất mà em biết.
Gợi ý làm bài
Mỗi loại đá mẹ khác nhau sẽ tạo ra các loại đất khác nhau:
+ Đất đỏ bazan hình thành từ các đá bazan: có màu nâu đỏ, tầng mùn dày, khá phì nhiêu.
+ Đất feralit đỏ nâu hình thành trên đá vôi: giàu mùn, đạm, tơi xốp, phân bố ở vùng núi đá vôi.
+ Những loại đất hình thành trên đá mẹ là granit thường có màu xám, chua và nhiều cát.
Câu 3: Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau không? Hãy lấỵ ví dụ chứng minh.
Gợi ý làm bài
Các kiểu khí hậu khác nhau trên Trái Đất có tham gia vào sự hình thành các loại đất khác nhau:
- Vành đai nhiệt đới phổ biến nhất là quá trình hình thành đất feralit đỏ vàng.
- Vành đai ôn đới, hình thành các loại đất đông kết dưới rừng taiga như đất pốtzôn, đất đầm lầy.
- Khí hậu ôn đới hải dương ấm và ẩm, hình thành đất nâu hoặc đất xám.
Câu 4: Tác động của sinh vật có gì khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất?
Gợi ý làm bài
Tác động của sinh vật khác với tác động của đá mẹ và khí hậu trong sự hình thành đất:
- Đá mẹ: là nguồn cung cấp vật chất vô cơ cho đất, do đó quyết định thành phần khoáng vật, thành phần cơ giới và ảnh hưởng đến nhiều tính chất đất.
- Khí hậu: Nhiệt và ẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành đất thông qua quá trình phong hóa.
- Sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong sự hình thành đất:
+ Thực vật cung cấp chất hữu cơ, rễ thực vật bám vào các khe nứt của đá làm phá hủy đá.
+ Vi sinh vật phân giải xác sinh vật và tổng hợp thành mùn, động vật sống trong đất cũng làm biến đổi tính chất đất.
Câu 5: Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, làm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất không? Hãy cho ví dụ chứng minh.
Gợi ý làm bài
Tác động của con người trong hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp có thể làm biến đổi tính chất đất, làm tăng hoặc giảm độ phì của đất.
Ví dụ:
- Đốt rừng làm rẫy sẽ đẩy mạnh quá trình xói mòn, bạc màu đất.
- Bón phân hữu cơ làm tăng độ phì của đất.
- Lạm dụng thuốc trừ sâu quá mức sẽ làm ô nhiễm đất, giảm độ phì tự nhiên của đất.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng Địa lý 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung sau:
- Biết được khái niệm thổ nhưỡng (đất), thổ nhưỡng quyển.
- Trình bày được vai trò của các nhân tố hình thành đất.
- Thổ nhưỡng là một thành phần của môi trường, có vai trò quan trọng đối với hoạt động sản xuất và đời sống con người. Con người trong quá trình hoạt động sản xuất nông lâm ngư nghiệp tác động tới tính chất đất.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 10 Bài 7: Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
- doc Địa lí 10 Bài 8: Tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Địa lí 10 Bài 9: Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất
- doc Địa lí 10 Bài 10: TH: Nhận xét về sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa và vùng núi trẻ trên bản đồ
- doc Địa lí 10 Bài 11: Khí quyển. Sự phân bố nhiệt độ không khí trên Trái Đất
- doc Địa lí 10 Bài 12: Sự phân bố khí áp. Một số loại gió chính
- doc Địa lí 10 Bài 13: Sự ngưng đọng hơi nước trong khí quyển. Mưa
- doc Địa lí 10 Bài 14: TH: Đọc bản đồ sự phân hóa các đới và các kiểu khí hậu trên TĐ. Phân tích biểu đồ khí hậu
- doc Địa lí 10 Bài 15: Thủy quyển. Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Trái Đất
- doc Địa lí 10 Bài 16: Sóng. Thủy triều. Dòng biển
- doc Địa lí 10 Bài 18: Sinh quyển. Các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố của sinh vật
- doc Địa lí 10 Bài 19: Sự phân bố sinh vật và đất trên Trái Đất