Tin học 11 Bài 17: Chương trình con và phân loại
Mời các em tham khảo nội dung bài học 17 SGK Tin học 11 được eLib biên soạn và tổng hợp dưới dây với nội dung cụ thể, chi tiết bên dưới đây. Thông qua tài liệu này các em sẽ nắm được các lý thuyết liên quan đển bài học cũng như một số dạng bài tập minh họa có hướng dẫn giải cụ thể từ đó rèn luyện kĩ năng với phần bài tập tự luyện. Chúc các ẹm học tập thật tốt!
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Khái niệm chương trình con
- Chương trình con: Là một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.
- Lợi ích của việc sử dụng chương trình con:
+ Tránh được việc phải viết lặp đi lặp lại cùng một dãy lệnh nào đó.
+ Hỗ trợ việc thực hiện các chương trình lớn.
+ Phục vụ cho quá trình trừu tượng hóa.
+ Mở rộng khả năng ngôn ngữ.
+ Thuận thiện cho phát triển, nâng cấp chương trình.
1.2. Phân loại và cấu trúc của chương trình con
a) Phân loại
Trong nhiều ngôn ngữ lập trình, chương trình con thường gồm hai loại”.
+ Hàm (function) là chương trình con thực hiện một số thoa tác nào đó và trả về một giá trị qua tên của nó.
+ Thủ tuc (procedure) là chưng trình con thực hiện thoa tác nhất định nhưng không trả về giá trị nào qua tên của nó.
b) Cấu trúc chương trình con
- Phần khai báo báo biến cho dữ liệu vào và ra, các hằng và biến dùng trong chương trình con.
- Phần thân của chương trình con là dãy câu lệnh thực hiện để từ những dữ liệu vào ta nhận được dữ liệu ra hay kết quả mong muốn.
- Tham số hình thức: Các biến được khia bó cho dữ liệu vào/ra được gọi là tham số hình thức của chương trình con. Các biến được khia báo để dùng riêng tron chương trình con được gọi là biến cục bộ.
- Chương trình chính và các chương trình con khác không thể sử dụng được các biến cục bộ của chương trình con, những mọi chương trình con đều sử dụng được các biến cảu chương trình chính.
c) Thực hiện chương trình con
- Tham số thực sự: Để thực hiện một chương trình con, ta cần phải có lệnh gọi nó tương tự lệnh gọi hàm hay thủ tục chuẩn, bao gồm tên chương trình con với tham số là các hằng và biến chứa dữ liệu vào và ra tương ứng với các tham số hình thức đặt trong cặp ngoặc ( và ). Các hằng và biến này gọi là tham số thực sự.
- Khi thực hiện chương tình con, các tham số hình thức dùng để nhập dữ liệu vào sẽ nhận gái trị cảu tham số thực sự tương ứng, còn các tham số hình thức dùng để lưu trữ dữ liệu ra sẽ trả giá trị đó cho tham số thực sự tương ứng.
2. Bài tập minh họa
Chương trình tính tích của hai số nguyên a và b
Hàm:
Function Tich(a, b: integer): integer;
Var Kq: Integer;
Begin
Kq := a*b;
Tich := Kq;
End;
Thủ tục:
Procedure tt_Tich(a, b: integer);
Var Kq: Integer;
Begin
Kq := a*b;
Write('Tích của' , a, 'và', b, 'là', Kq);
End;
Hãy nhận xét cấu trúc hàm và thủ tục của chương trình tính tích ở trên.
Hướng dẫn giải
- Hàm trả về giá trị sau khi thực hiện nên có lệnh gán kết quả cho tên hàm Tích := Kq; và cũng chính vì vậy nên sau khai báo tên hàm có khai báo tên kiểu dữ liệu trả về Tich(a, b: integer): integer;
- Thủ tục không trả về kết quả nên có câu lệnh xuất kết quả ngay trong thủ tục Write('Tích của , a, ' và ', b, ' là ', Kq);
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Để khai báo hàm trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa nào?
Câu 2: Để khai báo thủ tục trong Pascal bắt đầu bằng từ khóa nào?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Hãy chọn phương án ghép đúng. Kiểu của một hàm được xác định bởi
A. Kiểu của các tham số
B. Kiểu giá trị trả về
C. Tên hàm
D. Địa chỉ mà hàm trả về
Câu 2: Mô tả nào dưới đây về hàm là sai?
A. Phải trả lại kết quả
B. Phải có tham số
C. Trong hàm có thể gọi lại chính hàm đó
D. Có thể có các biến cục bộ
Câu 3: Mô tả nào dưới đây về tham số là sai?
A. Một hàm có thể có cả tham số giá trị và tham số biến;
B. Có thể truyền biến số cho tham số giá trị ;
C. Có thể truyền giá trị cho tham số biến;
D. Có thể dùng tham số biến để nhận kết quả;
Câu 4: Hàm chuẩn nào dưới đây biến giá trị thực 6 thành 7?
A. Odd;
B. Round;
C. Trunc;
D. Abs;
Câu 5: Trong các chương trình chuẩn sau đây, chương trình chuẩn nào là thủ tục chuẩn?
A. Sin(x);
B. Length(S);
C. Sqrt(x);
D. Delete(S,5,1);
Câu 6: Phát biểu nào dưới đây về biến là sai?
A. Biến toàn cục có thể được sử dụng ở trong một thủ tục;
B. Biến cục bộ phải có tên khác với tên của biến toàn cục;
C. Biến cục bộ có thể có kiểu khác với kiểu của biến toàn cục có cùng tên;
D. Một hàm có thể có nhiều tham số biến;
Câu 7: Mô tả nào dưới đây về chương trình có cấu trúc là phù hợp nhất?
A. Chương trình có sử dụng cấu trúc mảng và bản ghi;
B. Sử dụng các hàm và thủ tục thư viện chuẩn;
C. Được chia thành nhiều chương trình con.
D. Cả A và B
Câu 8: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Cả thủ tục và hàm đều có thể có tham số hình thức.
B. Chỉ có thủ tục mới có thể có tham số hình thức.
C. Chỉ có hàm mới có thể có tham số hình thức.
D. Thủ tục và hàm nào cũng phải có tham số hình thức.
3.3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Chương trình con và phân loại Tin học 11 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Qua bài học về chương trình con và phân loại, các em học sinh nắm được những nội dung chính sau đây:
- Biết được khái niệm chương trình con.
- Biết được ý nghĩa của chương trình con, sự cần thiết phải viết một chương trình thành các chương trình con.
- Phân biệt được hai loại chương trình con là hàm và thủ tục.
- Biết được cấu trúc của chương trình con.
- Biết cách thực hiện một chương trình con.
Tham khảo thêm
- doc Tin học 11 Bài 18: Ví dụ về cách viết và sử dụng chương trình con
- doc Tin học 11 Bài tập và thực hành 6
- doc Tin học 11 Bài tập và thực hành 7
- doc Tin học 11 Bài 19: Thư viện chương trình con chuẩn
- doc Tin học 11 Bài tập và thực hành 8