Lịch Sử 7 Bài 16: Sự suy sụp của nhà Trần cuối thế kỉ XIV
Từ nửa sau thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào giai đoạn thoái hóa, không còn quan tâm đến đời sống người dân như trước, các quan lại ăn chơi sa đọa. Điều này đã dẫn đến kết quả cuối cùng là sự sụp đổ của triều đại nhà Trần và thay vào đó là nhà Hồ lên ngôi. Mời các em cùng tham khảo bài học để hiểu rõ hơn.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Tình hình kinh tế - xã hội
1.1.1. Tình hình kinh tế
- Nửa cuối thế kỉ XIV kinh tế suy sụp.
+ Nhiều năm bị mất mùa đói kém.
+ Nông dân phải bán ruộng đất, vợ con và biến thành nô tì.
+ Ruộng đất công làng xã bị lấn chiếm.
- Nguyên nhân:
+ Nhà nước không quan tâm đến sản xuất
+ Vương hầu, quí tộc..... chiếm ruộng đất của nông dân.
+ Thuế khóa nặng nề .
Hậu quả: Đời sống nhân dân cực khổ.
1.1.2. Tình hình xã hội
- Vua quan ăn chơi sa đoạ, kẻ nịnh thần làm loạn phép nước, triều chính lũng đoạn.
- Bên ngoài nhà Minh yêu sách, Cham-pa xâm lược.
- Đời sống nhân dân cực khổ => nhiều cuộc khởi nghĩa nổ ra.
+ Khởi nghĩa Ngô Bệ (1344 - 1360) ở Hải Dương => bị đàn áp.
+ Khởi nghĩa Nguyễn Thanh, Nguyễn Kỵ (1379) ở Thanh Hoá => thất bại.
+ Khởi nghĩa Phạm Sư Ôn (1390) ở Hà Tây => bị đàn áp.
+ Khởi nghĩa Nguyễn Nhữ Cái (1399 – 1400) ở Sơn Tây, Vĩnh Phúc, Tuyên Quang => thất bại.
1.2. Nhà Hồ và cải cách của Hồ Quý Ly
1.2.1. Nhà Hồ thành lập 1400
- Các cuộc khởi nghĩa nông dân đã làm cho nhà Trần không còn đủ sức giữ vai trò của mình.
- Năm1400, viên quan giữ chức vụ cao nhất trong triều là Hồ Quý Ly đã phế truất vua Trần và lên làm vua lập ra nhà Hồ.
- Quốc hiệu Đại Việt đổi thành Đại Ngu.
1.2.2. Những biện pháp cải cách của Hồ Quý Ly
- Về chính trị:
+ Cải tổ bộ máy võ quan, thay các võ quan do quý tộc họ Trần nắm giữ bằng những người không phải họ Trần có tài năng và thân cận với mình.
+ Đổi tên đơn vị hành chính cấp trấn, quy định cách làm việc của bộ máy chính quyền các cấp.
+ Cử quan triều đình về địa phương thăm hỏi nhân dân, giám sát quan lại.
+ Dời kinh đô vào An Tôn (Thành Tây Đô).
- Về kinh tế:
+ Phát hành tiền giấy thay tiền đồng.
+ Ban hành chính sách hạn điền.
+ Quy định lại thuế đinh, thuế ruộng.
- Về xã hội:
+ Thực hiện chính sách hạn nô.
+ Khi có nạn đói bắt người giàu bán thóc, tổ chức chữa bệnh cho nhân dân.
- Về văn hoá, giáo dục:
+ Bắt các nhà sư chưa đến 50 tuổi phải hoàn tục.
+ Dịch sách chữ Hán ra chữ Nôm.
+ Quy định lại quy chế thi cử, học tập.
- Về quân sự:
+ Củng cố quốc phòng, quân sự, tăng quân số, chế tạo súng thần cơ, thuyền chiến.
+ Bố trí phòng thủ ở những nơi hiểm yếu.
+ Xây dựng Thành Tây Đô, thành Đa Bang,..
1.2.3. Ý nghĩa, tác dụng của cải cách Hồ Quý Ly
- Tích cực:
+ Giải quyết một số khó khăn của đất nước, giúp đất nước thoát khỏi khủng hoảng.
+ Hạn chế tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ. Làm suy yếu thế lực của nhà Trần.
+ Tăng nguồn thu nhập của cả nước và tăng cường quyền lực của nhà nước trung ương tập quyền.
+ Cải cách văn hóa – giáo dục có nhiều tiến bộ.
- Hạn chế:
+ Một số chính sách chưa triệt để (gia nô và nô tì chưa được giải phóng), chưa phù hợp với thực tế.
+ Chưa giải quyết được những yêu cầu bức thiết trong cuộc sống.
2. Luyện tập
Câu 1: Từ nửa sau thế kỉ XIV, nền kinh tế nước ta suy thoái vì lí do gì?
Gợi ý trả lời
Nhà nước không quan tâm đến sản xuất nông nghiệp, nông dân bị bóc lột nặng nề, ruộng đất bị bỏ hoang ngày càng nhiều.
Câu 2: Thời kì này nở ra nhiều cuộc khởi nghĩa nông dân là do đâu?
Gợi ý trả lời
Nông dân, nô tì bị áp bức bóc lột tàn tệ, mâu thuẫn ngày càng sâu sắc với giai cấp thống trị.
Câu 3: Sau khi vương triều Trần sụp đỏ, triều đại nào được thành lập? Thời gian? Quốc hiệu?
Gợi ý trả lời
- Vương triều: Nhà Hồ
- Thời gian: Năm 1400
- Quốc hiệu: Đại Ngu
Câu 4: Hồ Quý Ly tiến hành cải cách toàn diện là vì lí do gì?
Gợi ý trả lời
Đại Việt lâm vào cuộc khủng hoảng sâu sắc, nhân dân khổ cực, triều đình rối ren, tài chính kiệt quệ.
Câu 5: Theo em, cuộc cải cách của Hồ Quý Ly có những tiến bộ và hạn chế gì?
Gợi ý trả lời
- Tiến bộ:
+ Hạn chế tệ tập trung ruộng đất của quý tộc, địa chủ.
+ Làm suy yếu thế lực của quý tộc tôn tất nhà Trần.
+ Tăng nguồn thu nhập cho nhà nước, tăng quyền lực cho nhà nước.
+ Cải cách văn hóa, giáo dục có nhiều tiến bộ.
- Hạn chế:
+ Một số chính sách chưa triệt để, chưa phù hợp với tình hình thực tế.
+ Chính sách cải cách chưa giải quyết được yêu cầu bức thiết của nhân dân.
3. Kết luận
Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:
- Tình hình kinh tế xã hội của nước Đại Việt cuối thế kỉ XIV
- Sự thành lập Nhà Hồ
- Những cải cách của Hồ Quý Ly, ý nghĩa và tác dụng của những cải cách đó
Tham khảo thêm
- doc Lịch Sử 7 Bài 13: Nước Đại Việt ở thế kỉ XIII
- doc Lịch Sử 7 Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên
- doc Lịch Sử 7 Bài 15: Sự phát triển kinh tế và văn hóa thời Trần
- doc Lịch Sử 7 Bài 17: Ôn tập chương II và chương III