Tin học 6 Chương 4 Bài 16: Định dạng văn bản
Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung bài học 16: Định dạng văn bản môn Tin học 6 được eLib biên soạn và tổng hợp dưới đây.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Định dạng văn bản
- Định dạng văn bản là thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự, các đoạn văn bản và các đối tượng khác trên trang.
- Mục đích văn bản dễ đọc trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
- Định dạng văn bản gồm 2 loại.
- Định dạng kí tự.
- Định dạng đoạn văn bản.
1.2. Định dạng kí tự
- Thay đổi dáng vẻ của một hoặc một nhóm kí tự.
- Các tính chất phổ biến gồm:
- Phông chữ: Hà Nội Hà Nội Hà Nội.
- Cỡ chữ: Hà Nội Hà Nội Hà Nội.
- Kiểu chữ: Hà Nội Hà Nội Hà Nội Hà Nội.
- Màu sắc: Hà Nội Hà Nội Hà Nội.
a) Sử dụng các nút lệnh
- Ta chọn văn bản cần định dạng rồi sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ:
- Các nút lệnh gồm:
+ Phông chữ:
+ Cỡ chữ:
+ Kiểu chữ:
+ Màu chữ:
b) Sử dụng hộp thoại Font
- Chọn phần văn bản cần định dạng, mở bảng chọn Format, chọn lệnh Font và sử dụng hộp thoại Font.
Lưu ý: Nếu không chọn trước phần văn bản thì các thao tác sẽ không được áp dụng cho kí tự nào cả.
2. Bài tập minh họa
2.1. Dạng 1: Định dạng văn bản
Định dạng văn bản là gì? Định dạng văn bản nhằm mục đích gì? Có mấy loại định dạng văn bản, kể tên?
Hướng dẫn giải
- Định dạng văn bản là làm thay đổi kiểu dáng, vị trí của các kí tự (con chữ, số, kí hiệu).
- Định dạng văn bản nhằm mục đích để văn bản dễ đọc, trang văn bản có bố cục đẹp và người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết.
- Định dạng văn bản gồm hai loại:
- Định dạng kí tự
- Định dạng đoạn văn bản.
2.2. Dạng 2: Định dạng kí tự
Định dạng kí tự là gì? Nêu các bước sử dụng nút lệnh trên thanh công cụ để định dạng cỡ chữ 18?
Hướng dẫn giải
- Định dạng kí tự là thay đổi dáng vẻ của một hay nhiều nhóm kí tự.
- Các bước định dạng cỡ chữ bằng nút lệnh
+ Bước 1: Chọn phần văn bản cần định dạng
+ Bước 2: Nháy chọn mũi tên ở bên phải hộp Fontsize
+ Bước 3: Chọn cỡ chữ 18.
3. Luyện tập
3.1. Bài tập tự luận
Câu 1: Nút lệnh trên thanh công cụ định dạng dùng để làm gì?
Câu 2: Để định dạng chữ đậm cho một nhóm kí tự đã chọn. Ta cần dùng tổ hợp phím nào?
Câu 3: Nút lệnh nào dùng để định dạng kiểu chữ gạch chân?
Câu 4: Chữ đậm chữ nghiêng, chữ gạch chân,…được gọi là gì?
3.2. Bài tập trắc nghiệm
Câu 1: Một số thuộc tính định dạng kí tự cơ bản gồm có:
A. Phông (Font) chữ
B. Kiểu chữ (Type)
C. Cỡ chữ và màu sắc
D. Cả ba ý trên đều đúng
Câu 2: Mục đích của định dạng văn bản là:
A. Văn bản dễ đọc hơn
B. Trang văn bản có bố cục đẹp
C. Người đọc dễ ghi nhớ các nội dung cần thiết
D. Tất cả ý trên
Câu 3: Nếu em chọn phần văn bản chữ đậm và nháy nút , Phần văn bản đó sẽ trở thành:
A. Vẫn là chữ đậm
B. Chữ không đậm
C. Chữ vừa gạch chân, vừa nghiêng
D. Chữ vừa đậm, vừa nghiêng
Câu 4: Để thay đổi cỡ chữ của kí tự ta thực hiện:
A. Chọn kí tự cần thay đổi
B. Nháy vào nút lệnh Font size
C. Chọn size thích hợp
D. Tất cả các thao tác trên
Câu 5: Nút lệnh dùng để:
A. Chọn phông chữ
B. Chọn kiểu chữ
C. Gạch lề dưới
D. Chọn màu chữ
4. Kết luận
Các em cần nắm vững các nội dung trọng tâm của bài học sau đây:
- Thế nào là định dạng văn bản
- Mục đích của và tính chất của định dạng văn bản là gì?
- Khái niệm, tính chất và định dạng kí tự
- Một số thao tác cơ bản khi sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ định dạng.
Tham khảo thêm
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài 13: Làm quen với soạn thảo văn bản
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài 14: Soạn thảo văn bản đơn giản
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài thực hành 5: Văn bản đầu tiên của em
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài 15: Chỉnh sửa văn bản
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài thực hành 6: Em tập chỉnh sửa văn bản
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài 17: Định dạng đoạn văn bản
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài thực hành 7: Em tập trình bày văn bản
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài 18: Trình bày trang văn bản và in
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài 19: Tìm kiếm và thay thế
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài thực hành 8: Em viết báo tường
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài 20: Trình bày cô đọng bằng bảng
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài thực hành 9: Danh bạ riêng của em
- doc Tin học 6 Chương 4 Bài thực hành tổng hợp: Du lịch ba miền