Địa lí 12 Bài 16: Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta
Dân cư và lao động là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Lớp 9 các em đã học về địa lý dân cư Việt Nam. Vậy dân số và phân bố dân cư nước ta có đặc điểm gì. Để hiểu rõ hơn về các vấn đề này, chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học hôm nay.
Mục lục nội dung
1. Tóm tắt lý thuyết
1.1. Đông dân, có nhiều thành phần dân tộc
- Năm 2009, nước ta có trên 85 triệu người, đứng ở vị trí thứ 3 khu vực Đông Nam Á và thứ 13 trên thế giới
- Nước ta có 54 dân tộc anh em. Trong đó, dân tộc Kinh chiếm 86,2%, còn lại là các dân tộc ít người.
- Có khoảng 3,2 triệu người Việt Nam đang sinh sống ở nước ngoài
Thuận lợi:
- Có nguồn lao động dồi dào để phát triển kinh tế đất nước.
- Các dân tộc đoàn kết, phát huy truyền thống văn hóa, phong tục tập quán….
- Được sự quan tâm, hỗ trợ và luôn hướng về quê hương của những người con Việt xa quê.
Khó khăn:
- Bài toán về dân số, thừa lao động thiếu việc làm. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế giữa các dân tộc không có sự đồng đều gây cản trở cho sự phát triển kinh tế.
1.2. Dân số còn tăng nhanh, cơ cấu dân số trẻ
Thứ nhất, dân số tăng nhanh:
+ Bình quân mỗi năm tăng thêm 947 nghìn người
+ Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã có xư hướng giảm nhưng vấn đạt ở mức cao khoảng 1,3%
- Thứ hai, cơ cấu dân số trẻ :
+ Số người nằm trong độ tuổi lao động ở nước ta chiếm 64%
+ Mỗi năm, nước ta có thêm khoảng 1,5 triệu người
- Thuận lợi: Nước ta có nguồn lao động dồi dào
- Khó khăn: Sức ép về mặt dân số về nhiều mặt, trong đó việc làm là bài toán cần được giải quyết hàng đầu, tránh lãng phí sức lao động.
1.3. Phân bố dân cư chưa hợp lí
- Thứ nhất, giữa đồng bằng và trung du, miền núi.
Đồng bằng chiếm 75% dân số, miền núi chiếm 25% dân số.
Ví dụ: Ở đồng bằng sông Hồng mật độ dân số là 1225 người/ km2. Trong khi đó ở vùng Tây Bắc chỉ có 69 người/km2.
Nguyên nhân:
- Đồng bằng có địa hình bằng phẳng, thuận tiện cho việc đi lại, giao lưu, buôn bán sản xuất, sinh hoạt…
- Thứ hai, giữa thành thị và nông thôn
Năm 2005, tỉ lệ dân thành thị chiếm 26,9% trong khi đó ở nông thôn chiếm 73,1%.
Hiện tại, tỉ lệ dân thành thị đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, nó vẫn còn ở mức thấp hơn so với tỉ lệ dân số ở nông thôn.
Nguyên nhân:
- Đô thị hóa nước ta còn chưa phát triển mạnh.
- Sản xuất nông nghiệp, trồng cây lúa nước vẫn đang là ngành sản xuất chính ở nước ta.
=> Sự phân bố dân cư không đồng đều ảnh hưởng đến việc sử dụng lao động (nơi thừa nơi thiếu) cũng như khai thác nguồn tài nguyên thiên nhiên.
1.4. Chiến lược phát triển dân số hợp lí và sử dụng có hiệu quả nguồn lao động ở nước ta
- Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình và kiềm chế tốc độ tăng dân số.
- Phân bố hợp lí dân cư và lao động giữa các vùng miền
- Xuất khẩu lao động ra nước ngoài
- Đẩy mạnh phát triển công nghiệp không chỉ ở thành thị mà còn ở nông thôn, trung du, miền núi.
2. Luyện tập
Câu 1: Từ hình 16.1 hãy nhận xét tỉ lệ gia tăng dân số qua các giai đoạn.
Gợi ý làm bài
Dựa vào biểu đồ ta thấy:
- Tốc độ gia tăng dân số ở nước ta có sự chênh lệch qua các giai đoạn
- Trong đó giai đoạn 1926 – 1931 có tỉ lệ tăng dân số thấp nhất với 0,5% và tăng cao nhất 4,0% vào giai đoạn 1954 – 1960.
- Từ năm 1965 đến năm 2005 tỉ lệ gia tăng dân só có giảm tuy nhiên vẫn đang ở mức cao 1,37%.
Câu 2: Từ bảng 16.2, hãy so sánh và nhận xét về mật độ dân số giữa các vùng.
Gợi ý làm bài
Dựa vào bảng số liệu ta thấy:
- So sánh mật độ dân số giữa các vùng:
- Mật độ dân số ở vùng đồng bằng sông Hồng cao nhất với 1225 người/km2. Tiếp đó là vùng Đông Nam Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long….và thấp nhất ở vùng Tây Bắc chỉ có 69 người/km2.
- Nhận xét mật độ dân số giữa các vùng:
- Mật độ dân số không đồng đều giữa các vùng nơi quá cao nơi quá thấp ( ví dụ: đồng bằng sông Hồng 1225 người/ km2, Tây Nguyên 89 người/ km2).
- Trên cùng một dạng địa hình, mật độ dân số cũng có sự chênh lệch rõ rệt ( Ví dụ: đồng bằng sông Hồng có 1225 người/km2. Trong khi đó, đồng bằng sông Cửu Long có 429 người/km2)
- Trên cùng một vùng địa hình cũng có sự chênh lệch về mật độ dân số. (Ví dụ: Ở trung du và miền núi Bắc Bộ thì vùng Tây Bắc có 69 người/km2 trong khi đó vùng Đông Bắc có 148 người/km2)
Câu 3: Từ bảng 16.3, hãy so sánh và cho nhận xét sự thay đỏi tỉ trọng dân số thành thị, nông thôn?
Gợi ý làm bài
- So sánh:
- Tỉ trọng dân thành thị thấp hơn nhiều so với tỉ trọng dân nông thôn.
- Nhận xét:
- Dân số nông thôn ở nước ta giai đoạn 1990 đến 2005 vẫn đang còn chiếm tỉ lệ cao (năm 2005 là 73,1%).
- Từ năm 1990 đến năm 2005 tỉ trọng dân số thành thị và nông thôn có sự thay đổi.
- Từ năm 1990 đến năm 2005 tỉ trọng dân số thành thị tăng lên. Trong khi đó tỉ trọng dân số nông thôn lại có xu hướng giảm.
Câu 4: Hãy nêu hậu quả của phân bố dân cư chưa hợp lí?
Gợi ý làm bài
Hậu quả của phân bố dân cư không hợp lí:
- Sử dụng nguồn lao động sẵn có chưa hợp lí (nơi thừa, nơi thiếu lao động)
- Các vùng đồi núi nhiều tài nguyên, khoáng sản lại thiếu nguồn nhân lực, lao động.
- Tạo nên sự chênh lệch trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.
3. Trắc nghiệm Online
Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Đặc điểm dân số và Phân bố dân cư nước ta Địa lý 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.
4. Kết luận
Sau bài học cần nắm các nội dung sau:
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của dân số và phân bố dân số nước ta.
- Xác định và phân tích được nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng dân số và hậu quả của sự gia tăng dân số, phân bố dân cư không đều.
- Trình bày được những chiến lược phát triển dân số và sử dụng hợp lí nguồn lao động.
Tham khảo thêm
- doc Địa lí 12 Bài 17: Lao động và việc làm
- doc Địa lí 12 Bài 18: Đô thị hóa
- doc Địa lí 12 Bài 19: TH: Vẽ biểu đồ và phân tích sự phân hóa về thu nhập bình quân đầu người giữa các vùng