Lịch sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

Năm 179 TCN, Âu Lạc bị nhà Triệu xâm chiếm, từ đó đến đầu thế kỉ X, các triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ nước ta. Chúng có nhiều chính sách khiến xã hội nước ta chuyển biến nhất định. Trước tình hình đó, nhân dân ta không can tâm chịu cảnh đô hộ nên đã đứng lên đấu tranh để bảo vệ độc lập, tự chủ. Để tìm hiểu kĩ hơn về nội dung này hãy cùng eLib tìm hiểu thông qua nội dung bài học sau đây!

Lịch sử 10 Bài 15: Thời Bắc thuộc và các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc (từ thế kỉ II TCN đến đầu thế kỉ X)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chế độ cai trị

a. Tổ chức bộ máy cai trị:

Nước ta bị chia thành các quận, châu, huyện

  • Nhà Triệu: 2 quận
  • Nhà Hán: 3 quận
  • Nhà Đường: Các châu, huyện

→ Sát nhập nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc, xóa tên nước ta.

b. Chính sách bóc lột về kinh tế và đồng hóa về văn hóa

- Thi hành chính sách bóc lột và cống nạp nặng nề, cướp ruộng đất, độc quyền về muối và sắt.

- Mở trường dạy chữ Hán và truyền bá Nho giáo vào Việt Nam bắt dân ta thay đổi phong tục. Đưa người Hán ở lẫn với người Việt.

- Áp dụng luật pháp hà khắc, thẳng tay đàn áp các cuộc nổi dậy của nhân dân ta.

1.2. Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội

a. Về kinh tế:

Nông nghiệp: công cụ bằng sắt sử dụng rộng rãi, việc khai hoang …được đẩy mạnh, xây dưng công trình thuỷ lợi → năng suất lúa tăng

- Thủ công nghiệp: Nghề cũ (rèn sắt, khai thác vàng bạc, làm đồ trang sức…) tiếp tục phát triển; nghề mới hình thành như làm giấy, thuỷ tinh

- Nhiều đường giao thông thủy bộ…được hình thành.

→ Kinh tế có phát triển song chậm chạp, không toàn diện do sự bóc lột, kìm hãm của chính quyền đô hộ, nhân dân hết sức khổ cực, lầm than.

b. Về văn hóa, xã hội:

- Tiếp thu những yếu tố tích cực của nền văn hóa của TQ như ngôn ngữ văn tự. Đồng thời biết cải tiến cho phù với Việt Nam.

- Các phong tục tập quán truyền thống của dân tộc vẫn được bảo tồn.

- Mâu thuẫn bao trùm xã hội là mâu thuẫn giữa nhân dân ta với chính quyền đô hộ…Vì vậy, các cuộc đấu tranh giành độc lập đã nổ ra.

2. Luyện tập

Câu 1: Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích gì?

Gợi ý trả lời:

Chính quyền đô hộ truyền bá Nho giáo vào nước ta, bắt nhân dân ta thay đổi phong tục theo người Hán nhằm mục đích đồng hóa nhân dân ta để dễ cai trị, biến nước ta trở thành một quận huyện của Trung Quốc.

Câu 2: Vì sao người Việt vẫn giữ được tiếng nói, phong tục tập quán của mình?

Gợi ý trả lời:

- Nhân dân ta biết tiếp nhận và “Việt hoá” những yếu tố tích cực của nền văn hoá Trung Hoa.

- Bộ máy cai trị của người Hán chỉ đến cấp huyện, tại các làng xã vẫn do người Việt đứng đầu, đây là bức thành trị vững chắc để bảo vệ các giá trị văn hóa dân tộc.

- Đại đa số nhân dân lao động nghèo khổ không có điều kiện theo học ở các trường dạy tiếng Hán.

- Tiếng nói, chữ viết, phong tục, tập quán,… của người Việt đã được hình thành từ lâu đời, đậm đà bản sắc riêng, có sức sống mãnh liệt không thể bị tiêu diệt. Bên cạnh đó, nhân dân ta luôn có ý thức giữ gìn, bảo tồn văn hóa dân tộc.

3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Thời Bắc thuộc và cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc Lịch sử 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau khi học bài này các em cần nắm được những nét chính về chế độ cai trị của các triều đại phong kiến phương Bắc và những chuyển biến trong kinh tế, văn hóa, xã hội Việt Nam.

Ngày:04/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM