Lịch Sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo)

An Dương Vương lên ngôi vua và lập ra nước Âu Lạc và xây dựng thành Cổ Loa để phòng vệ, nhưng yên ổn chưa được lâu thì xảy ra cuộc xâm lược Triệu Đà, và nhà nước Âu Lạc sụp đổ.  Mời các em cùng tham khảo bài học để hiểu rõ hơn.

Lịch Sử 6 Bài 15: Nước Âu Lạc (Tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Thành Cổ Loa và lực lượng quốc phòng

- Thành Cổ Loa:

+ Là công trình kiến trúc mang tính nghệ thuật độc đáo thời đó.

+ Công phu và quy mô lớn.

+ Là một quân thành của Âu Lạc.

- Lực lượng:

+ Có lực lượng quân đội mạnh, gồm: bộ binh, thủy binh được trang bị vũ khí hiện đại như giáo, rìu chiến, dao găm, đặc biệt là nỏ.

+ Có thành Cổ Loa kiên cố, vững chắc.

Thành Cổ Loa

1.2. Nhà nước Âu Lạc sụp đổ trong hoàn cảnh nào?

- Năm 207 TCN, Triệu Đà lập ra nước Nam Việt rồi đem quân đánh xuống Âu Lạc

- Quân dân Âu Lạc với vũ khí tốt và tinh thần chiến đấu anh dũng đã giữ vững được nền độc lập

- Triệu Đà xin hòa và dùng mưu chia rẽ nội bộ nước ta

- Năm 179 TCN Triệu Đà tiếp tục cho quân đánh nước ta. An Dương Vương do chủ quan nên nhanh chóng thất bại. Nước ta rơi vào ách thống trị của nhà Triệu .

- Nguyên nhân thất bại:

+ Do chủ quan nên mắc mưu kẻ thù

+ Nội bộ bị chia rẽ, nhân dân không ủng hộ

- Bài học kinh nghiệm

+ Không được chủ quan, phải luôn cảnh giác với kẻ thù

+ Phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân để đánh giặc.

2. Luyện tập

Câu 1: Em có nhận xét gì về việc xây dựng công trình thành Cổ Loa vào thế kỉ III – II TCN ở nước Âu Lạc?

Gợi ý trả lời

- Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc to lớn vào thời điểm cách đây hơn 2000 năm, khi trình độ kĩ thuật chung còn rất thấp kém.

- Thành Cổ Loa là một công trình kiến trúc độc đáo và sáng tạo của nhân dân Âu Lạc, có vai trò như một căn cứ quân sự lợi hại và là một vị trí phòng thủ kiên cố.

- Thành Cổ Loa còn thể hiện trình độ phát triển cao của nước Âu Lạc được xem là một biểu tượng của nền văn minh Việt Cổ.

Câu 2: Em thử nêu những đặc điểm giống và khác nhau của nhà nước Văn Lang và nhà nước Âu Lạc?

Gợi ý trả lời

- Giống nhau

+ Vua có quyền quyết định tối cao

+ Giúp vua cai trị đất nước là các Lạc hầu, Lạc tướng.

+ Lạc tướng đứng đầu các bộ, Bộ chính đứng đầu các chiềng, chạ.

- Khác nhau

+ Âu Lạc: Kinh đô ở vùng đồng bằng: Cổ Loa – Đông Anh – Hà Nội. Có thành Cổ Loa vừa là kinh đô, trung tâm kinh tế chính trị, vừa là công trình quân sự bảo vệ an ninh quốc gia. Có quân đội mạnh.

+ Văn Lang: Kinh đô ở vùng trung du: Bạch Hạc – Phú Thọ. Vua Hùng quyền lực không tập trung nhiều hơn An Dương Vương.

Câu 3: Theo em, truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói lên điều gì? Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho đời sau bài học gì?

Gợi ý trả lời

- Truyện Mỵ Châu – Trọng Thủy nói về việc sự cả tin, nhẹ dạ của cha con An Dương Vương. Sau nhiều lần đánh không được nước ta, Triệu Đà đã dùng mưu kế: giả vờ xin hòa và tìm cách chia rẽ nội bộ nước ta. Do nhẹ dạ, cả tin, cha con An Dương Vương đã mắc mưu kẻ thù, cuối cùng khiến cho đất nước rơi vào tay địch.

- Sự thất bại của An Dương Vương để lại cho con cháu đời sau một bài học đắt giá đó là:

+ Không được chủ quan, phải luôn cảnh giác với kẻ thù

+ Phải xây dựng khối đoàn kết dân tộc, dựa vào sức mạnh toàn dân để đánh giặc.

3. Kết luận

Kết thúc bài học, các em cần ghi nhớ các ý chính sau:

  • Xây dựng thành Cổ Loa và củng cố lực lượng quốc phòng
  • Nguyên nhân nhà nước Âu Lạc sụp đổ và bài học rút ra
Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM