Công nghệ 6 Bài 14: Thực hành: Cắm hoa

Ở các bài học trước các em đã được học về các kiểu cắm hoa. Nhằm giúp các em có thể củng cố các kiến thức này eLib xin giới thiệu nội dung bài học mới dưới đây. Mời các em cùng tham khảo!

Công nghệ 6 Bài 14: Thực hành: Cắm hoa

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Cắm hoa dạng thẳng đứng

a. Dạng cơ bản

- Sơ đồ cắm hoa:

Sơ dồ cắm hoa cơ bản dạng đứng

+ Quy ước về góc độ cắm các cành hoa vào bình cắm

+ Cành cắm thẳng đứng là cành 0°

+ Cành cắm ngang miệng bình về 2 phía là cành 90°

+ Góc độ cắm của 3 cành chính ở dạng cắm thẳng đứng trong bình cao và bình thấp:

  • Cành  thường nghiêng khoảng 10-15° hoặc thẳng đứng.
  • Cành  thường nghiêng 45°.
  • Cành  thường nghiêng 75° về phía đối diện.
  • Cắm các cành T có độ dài khác nhau xen vào cành chính và điểm thêm cành lá nhỏ che kín miệng bình

+ Có thể dùng hoa hoặc cành lá làm cành chính.

- Quy trình cắm hoa:

Dùng hoa hoặc cành lá làm cành chính

b. Dạng vận dụng

- Thay đổi góc độ các cành chính

+ Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản

  • Cành  thẳng đứng 00
  • Cành  nghiêng 50
  • Cành  thẳng đứng

Một số ví dụ thay đổi góc độ cành chính

+ Vật liệu, dụng cụ cắm hoa: giỏ hoa, mút xốp, hoa đồng tiền, hoa cúc, một vài lá cây....

- Bỏ bớt môt hoặc hai cành chính

+ Sơ đồ cắm:

Sơ đồ cắm hoa khi bỏ bớt một hoặc hai cành chính

+ Vật liệu thường sử dụng:

  • Lá cây bàng, hoa cúc, ngọn thông, đế xốp.
  • Hoa cúc làm cành chính, lá bàng, ngọn thông làm cành phụ.

1.2. Cắm hoa dạng nghiêng

a. Dạng cơ bản

- Sơ đồ cắm hoa 

  • Góc độ cành chính ở dạng nghiêng là 45°
  • Ở dạng thẳng cành chính nghiêng từ 10-15° còn ở dạng nghiêng thì cành chính có độ nghiêng là 45°

Sơ đồ cắm hoa cơ bản của dạng nghiêng

- Quy trình cắm hoa 

+ Vật liệu, dụng cụ: hoa hồng, lá dương xỉ ; bình thấp, đế ghim hoặc mút xốp.

+ Quy trình cắm hoa:

  • Cắm cành  , dài khoảng 1,5 (D+h), nghiêng 45° (h.2.29a)
  • Cắm cành  , dài khoảng 2/3 cành  , nghiêng 15°, hơi ngả ra phía sau (h. 2.29b)
  • Cắm cành , dài khoảng 2/3 cành  , nghiêng 75°, hơi ngả ra phía trước (h.2.29c)
  • Cắm các cành phụ T gồm hoa, lá xen vào cành chính và che kín miệng bình 

Quy trình cắm hoa cơ bản dạng nghiêng

b. Dạng vận dụng

- Thay đổi góc độ của các cành chính

Thay đổi góc độ của các cành chính ở dạng cắm nghiêng

+ Góc độ cắm của các cành chính so với dạng cơ bản.

  • Cành nghiêng 75°
  • Cành  nghiêng 45°
  • Cành  nghiêng 5-7°

=> So với dạng cơ bản các cành có độ nghiêng lớn hơn nhiều.

+ Vật liệu, dụng cụ cắm hoa.

  • 7 bông hoa đồng tiền, 1 nhánh lá cau cảnh, bình thấp hình vuông, mút xốp, dao, kéo 
  • Có thể thay bằng hoa hồng, hoa cúc, lá măng, lá dương sỉ,...

- Bỏ bớt một hoặc hai cành chính, thay đôi độ dài của cành chính

+ Vật liệu, dụng cụ:

  • 2 nhánh hoa lan
  • 1 nhánh lá cau cảnh
  • 1 nhánh lá măng
  • Bình cao, hình tròn.

+ Quy trình cắm hoa:

  • Cắm cành  có chiều dài = 2(D+h), nghiêng 75°
  • Cắm cành  có chiều dài = 3/4 cành , nghiêng 45°
  • Đệm lá cau cảnh phía sau và đệm lá măng che kín miệng bình.

Quy trình cắm hoa thay đổi góc độ của các cành chính ở dạng cắm nghiêng

1.3. Cắm hoa dạng tỏa tròn

a. Sơ đồ cắm hoa

  • Ở dạng cắm hoa toả tròn, độ dài của các cành chính đều bằng nhau nhưng màu hoa khác nhau để cắm xen kẽ làm bình hoa thêm rực rỡ.
  • Các cành phụ cắm xen vào các cành chính và ở dưới toả ra xung quanh.

Cắm hoa dạng tỏa tròn

b. Quy trình cắm hoa

- Vật liệu, dụng cụ

  • Nhiều loại hoa, có màu sắc hài hoà như màu trắng, vàng sẫm, vàng nhạt ; hoặc tương phản như màu trắng, tím, đỏ... ;
  • Lá măng, lá dương xỉ, hoa cúc kim...
  • Bình cắm thấp, mút xốp...

- Quy trình cắm hoa:

  • Cắm một cành cúc màu vàng nhạt làm cành  chính giữa bình, có chiều dài = D
  • Cắm 4 cành cúc màu sẫm làm cành  có chiều dài = D, chia bình làm 4 phần
  • Cắm 4 cành cúc màu nhạt làm cành  có chiều dài = D xen giữa cành cúc màu sẫm
  • Cắm các cành cúc màu trắng xen kẽ màu vàng sẫm và vàng nhạt xung quanh bình
  • Cắm thêm lá dương xỉ, hoa cúc kim... vào khoảng trống giữa các hoa, lá và ở dưới toả ra xung quanh

Quy trình cắm hoa dạng tỏa tròn

1.4. Cắm hoa dạng tự do

Một số dạng cắm hoa tự do

2. Một số mẫu cắm hoa

Một số mẫu cắm hoa điển hình trong thực tế

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu được một số mẫu cắm hoa dạng toả tròn
  • Sử dụng được các mẫu cắm hoa phù hợp với trang trí, đạt yêu cầu thẩm mĩ.
  • Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào việc cắm hoa trang trí, làm đẹp nhà ở.
  • Có thể trang trí, giữ gìn nơi ở sạch đẹp và làm đẹp môi trường xung quanh
Ngày:14/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM